Ai đã chọn thiên chúa giáo cho La Mã?

công giáo la mã

Trước của nhận cái tên Istanbul năm 1930, Constantinus là người xác lập địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa giáo trên toàn lãnh thổ đế quốc La Mã.

Trước đây, tôn giáo của La Mã cổ đại được xem là tôn giáo của một thị quốc nông nghiệp. Sau đó, La Mã vay mượn và “La Mã hóa” các vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp, trao các nghi lễ tôn giáo cho các giáo sĩ, một giai cấp đầy quyền lực, do giáo chủ lãnh đạo. Tuy nhiên, tôn giáo đa thần sơ khai không còn đủ sức hấp dẫn đông đảo mọi tầng lớp dân chúng trên lãnh thổ mênh mông của đế quốc La Mã. Điều đó gây khó khăn cho các nhà cai trị.

Bên cạnh thế quyền tuyệt đối của mình, giới quân chủ và quý tộc cũng luôn cần thần quyền, thứ công cụ thống trị về mặt tinh thần, để đè nén và định hướng những đám đông bị bóc lột. Thần quyền, theo thời gian, được xác định rằng nên là một thứ tôn giáo có tính cách phổ quát.

Tín lý của Chúa Jesus, ngay khi ngài xuất hiện ở miền đông đế quốc, đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu đó. Những thông điệp mà Ngài đưa ra có tính chất tổng quát, và rất dễ hiểu. Ngài nhanh chóng thu hút được đám đông bần hàn, những kẻ thất học, những nô lệ, những người đau khổ và yếu đuối. Ngài rao giảng yêu thương và nhu hòa, khiêm tốn và thành thật, bao dung và nhân ái… để được hưởng phước tại Thiên Đàng, trong Ngày phán xét.

Nói một cách khác, tín lý ấy hướng con người đến sự nhẫn nhục. Bởi vậy, hầu như không có học giả nào đánh giá Jesus là một nhà cách mạng. Ngài là một nhà tư tưởng, với tư tưởng khởi nguồn mang tính phản kháng nhưng cuối cùng lại có lợi cho giới quân chủ La Mã.

Tuy vậy, thoạt đầu, các hoàng đế La Mã chưa nhận ra khía cạnh ấy. Họ chỉ thấy một mầm họa, một tư tưởng không chấp nhận trật tự xã hội đương thời, một thế lực đang lên, một địch thủ tiềm tàng… và họ tìm mọi cách để triệt hạ địch thủ ấy.

xem thêm  Tết đến rồi! Phái đẹp tranh thủ đi chơi ngay ở gần Sài Gòn

Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá, nhưng cả xứ Syria và xứ Palestine hưởng ứng các tông đồ của Ngài. Vua Saul ở Tarsus, đổi tôn giáo từ Do Thái cổ sang Ki-tô giáo mới, trở thành Thánh tông đồ Paul, tổ chức giáo hội đầu tiên. Thánh Paul và Thánh Pierre (St Pierre – St Peter), rồi cuối cùng cũng đều tử đạo ở La Mã.

Những cuộc đàn áp ập xuống các tín đồ, ngay từ trước đó. Điều này không có gì khó hiểu, khi giáo dân Ki-tô luôn từ chối làm thánh lễ trước tượng đương kim hoàng đế La Mã, theo luật lệ hiện thời – một sự xấc xược không thể tha thứ. Họ không thừa nhận ông vua thế tục ấy. Họ chỉ có một ông vua, ở Nước Trời. Họ sùng tín, và họ đoàn kết.

Đến tận năm 313, những cuộc đàn áp đẫm máu mới chấm dứt. Constantinus, hoàng đế Đông La Mã, đã ra sắc lệnh Milan bãi bỏ toàn bộ các hình thức trừng phạt dành cho giáo dân áp dụng trước đó và trả lại toàn bộ tài sản bị tịch thu cho Giáo hội. Việc này đã củng cố ưu thế tuyệt đối của Ki-tô giáo là quốc giáo tại phần đế quốc Đông La Mã.

Sắc lệnh Milan, đằng sau một huyền thoại

Chuyện được kể lại, rằng năm 312, trên đường chinh phạt tới Damas, Constantinus gặp một ảo giác. Ông nhìn lên trời và chợt thấy dấu hiệu thập giá chắn trước mặt trời, với dòng chữ “In hoc signo vinces” (Nhờ dấu hiệu này mà chiến thắng).

Ông cho thêu dấu hiệu ấy lên cờ trận của mình, quả nhiên chiến thắng, và xem chiến thắng ấy có được là nhờ sự phù hộ của Chúa Trời. Trở về, dù vẫn theo tôn giáo cũ, ông cũng bắt đầu tự xem mình là một giáo đồ Ki-tô giáo.

Và năm 313, ông ra sắc lệnh Milan. Với sắc lệnh ấy, Constantinus bãi bỏ toàn bộ các hình thức trừng phạt dành cho giáo dân áp dụng trước đó, đồng thời trả lại toàn bộ tài sản bị tịch thu cho Giáo hội. Và bởi vì tự xem mình là người lãnh đạo toàn thể tín đồ, Constantinus có thể được coi là Giáo hoàng đầu tiên, một cách không chính thức.

xem thêm  Những lời chúc Tết ý nghĩa và trang trọng cho doanh nghiệp và nhân viên

Năm 320, Licinius vi phạm Sắc lệnh Milan ở phía Tây. Constantinus động binh, đánh bại, bắt sống và xử tử Licinius (năm 323). La Mã chỉ còn một hoàng đế duy nhất. Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của toàn đế quốc. Các thánh tích được tập trung và các vương cung thánh đường được xây dựng ở tân đô Byzantium/Nova Roma, cũng như cựu đô Roma.

Từ đó đến khi qua đời (năm 337), Constantinus vẫn luôn luôn nâng đỡ Thiên Chúa giáo, từ tài chính đến địa vị. Tăng lữ thoát thai từ đó. Các giáo xứ xuất hiện từ đó.

Hàng giáo phẩm (linh mục, giám mục, tổng giám mục, hồng y giáo chủ và Giáo hoàng) cũng bắt đầu hình thành từ đó, liên kết chặt chẽ với thế quyền, đóng vai trò biểu tượng tinh thần, hưởng thụ mọi đặc quyền đặc lợi (và có người cũng nhiễm đủ mọi thói hư tật xấu thế tục.

Trở lại với câu chuyện “In hoc signo vinces”, có lẽ bất cứ ai có hứng thú tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử quốc tế đều khó có thể tin rằng đó chỉ là một ảo giác. Đó là một huyền thoại đẹp đẽ, cũng giống như huyền thoại Lý Thái Tổ thấy rồng vàng Thăng Long ở Việt Nam, được lan truyền nhằm tạo thêm sức thuyết phục cho những vận động chính trị cần thiết. Vua Lý muốn dời đô về đất rộng, xa các thế lực quý tộc Đinh – Lê tiền triều ở Hoa Lư, gần nơi phát tích của mình là Bắc Ninh.

Còn Constantinus? Ông cần một cái cớ để sử dụng một công cụ cai trị mới: thần quyền. Nói cách khác, ông thông minh và khôn khéo hơn các hoàng đế La Mã tiền nhiệm, khi lợi dụng thay vì tiếp tục đàn áp một tôn giáo mới, đầy sức hấp dẫn và phù hợp với bối cảnh lịch sử.

xem thêm  Từ 1/7 hiệu trưởng không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế suốt đời

Dưới lá cờ in dòng khẩu hiệu thần thánh, Constantinus đã thắng một trận lớn. Với việc “làm hòa” cùng Ki-tô giáo, ông thống nhất đế quốc, trở thành Đại đế. Năm 313, thập giá từ một công cụ hành hình trở thành biểu tượng “Thánh giá”.

Tường thành cũ Constantinople

Năm 325, Constantinus chủ trì Công đồng Nicea – đại hội nghị thống nhất giáo lý của các giáo phái Ki-tô. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ cho Ki-tô giáo mà còn cho lịch sử tôn giáo. Công đồng Nicea đã định rõ các giáo lý của các giáo phái, hình thành một cơ cấu tổ chức và hệ thống tín điều được Constantinus lựa chọn và chuẩn y.

Việc tìm thấy “Những cuộn giấy ở Biển Chết” đã củng cố thêm uy tín của Công đồng Nicea. Điều này đã chứng minh rằng có những bản Phúc âm lạ của các tông đồ đã bị gạt khỏi giáo lý chính thống. Năm 340, hoàng đế kế nhiệm Constantinus đặt cho Ki-tô giáo danh xưng chính thức: Catholica Roma (Thiên Chúa giáo La Mã), mang tính toàn cầu.

Mặc dù Istanbul hiện tại là một trong những đô thị lớn nhất và quan trọng nhất thuộc thế giới Hồi giáo, Constantinople đã từng là kinh đô lớn của đế quốc La Mã, đế quốc Đông La Mã/Byzance, và cũng là thủ phủ của các lãnh thổ Latin và Ottoman.

Trong một khía cạnh khác, Constantinus cũng chính là người khởi xướng tinh thần bài Do Thái, với những quy định cấm đoán đi ngược lại tinh thần khá khai phóng nguyên thủy của đế quốc La Mã.