Tin tức

có thai bao lâu thì đau bụng dưới

1. Tại sao thai làm tổ lại có hiện tượng đau bụng?

Không phải tất cả các trường hợp khi thai làm tổ sẽ đều có hiện tượng đau bụng vì còn tùy vào cơ địa từng người. Khi trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ và hình thành các phôi nang bám vào nội mạc tử cung. Đồng thời cơ thể sẽ giải phóng progesterone và estrogen để lớp nội mạc tử cung dày lên, phôi nang hấp thụ chất dinh dưỡng để tạo thai nhi lớn lên.

Đau bụng là tình trạng sinh lý thường gặp ở nữ giới khi thai làm tổ trong tử cung

Đau bụng là tình trạng sinh lý thường gặp ở nữ giới khi thai làm tổ trong tử cung. Khi phôi nang bám vào nội mạc tử cung sẽ tiết men ly giải và làm tổn thương nhẹ lớp niêm mạc. Lúc này, mẹ sẽ có biểu hiện đau lâm râm và căng tức nhẹ bụng dưới. Ngoài ra, một số trường hợp, mẹ còn xuất hiện tình trạng đau vùng thắt lưng hoặc có ra ít máu âm đạo (hay còn gọi là máu báo có thai). Bên cạnh đó, sự co bóp của tử cung để đẩy thai vào vị trí an toàn cùng với những biến đổi để chuẩn bị cho thai nhi phát triển cũng là lý do khiến mẹ bị đau bụng.

xem thêm  Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ: Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng

2. Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Khi nào thì đi gặp bác sĩ?

Có rất nhiều chị em thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu? Có nguy hiểm không và khi nào thì nên đi khám?

Thai làm tổ đau bụng bao lâu?

Không có câu trả lời chính xác cho nghi vấn thai làm tổ đau bụng bao lâu vì còn tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, thông thường, mẹ sẽ có biểu hiện đau bụng dưới trong khoảng 2 – 3 ngày. Cơn đau âm ỉ kéo dài, đôi khi cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Lúc này, mẹ nghỉ ngơi và thư giãn sẽ cảm thấy đỡ khó chịu hơn.

Thời gian đau bụng thường sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày tùy cơ địa

Thời gian đau bụng thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày tùy cơ địa

Khi nào thì cần phải đi khám?

Hầu hết các trường hợp đau bụng dưới là dấu hiệu sinh lý bình thường và không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bà bầu. Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu đáng mừng vì thai làm tổ thành công. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dưới bất thường thì mẹ cần phải tìm đến bác sĩ ngay để thăm khám và xử lý kịp thời vì có thể cơn đau không phải do thụ thai thành công hoặc các vấn đề khác như mang thai ngoài tử cung.

  • Cơn đau dữ dội, kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Đau bụng đi kèm với những biểu hiện ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt.
  • Đau bụng đi kèm với ra máu âm đạo nhiều (cần phân biệt với ra máu do chu kỳ kinh nguyệt hoặc máu báo thai).
  • Cảm giác mệt mỏi và dễ ngất xỉu.

3. Một số dấu hiệu nhận biết thai làm tổ thành công và cách để giảm đau bụng

Khi thai làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Khi đó, mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu bất thường của cơ thể. Những triệu chứng báo thai sớm thường xuất hiện khoảng 2 – 4 tuần sau khi quan hệ hoặc cũng có thể không xảy ra tình trạng này.

xem thêm  Hay buồn ngủ do thiếu chất gì? Những thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Dấu hiệu nhận biết thai làm tổ thành công trong tử cung

Ngoài biểu hiện đau âm ỉ bụng dưới khi thai làm tổ thì mẹ còn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

  • Chảy máu âm đạo với một lượng nhỏ, lấm tấm, màu đỏ tươi, hồng nhạt hoặc nâu, đây chính là máu báo thai và thường đi kèm với cơn đau bụng dưới.
  • Ngực trở nên nở hơn, căng tức, quầng vú lớn, màu nhũ hoa sẫm hơn bình thường.
  • Mất kinh là biểu hiện nhận biết quá trình thụ thai thành công. Lúc này các hormone được tiết ra báo hiệu về sự xuất hiện của thai nhi, niêm mạc tử cung không bong ra nữa, nữ giới sẽ không có kinh nguyệt trong suốt chu kỳ mang thai.

Máu báo thai chỉ ra một lượng nhỏ, lấm tấm và được phân biệt với máu kinh

Máu báo thai chỉ ra một lượng nhỏ, lấm tấm và được phân biệt với máu kinh

Cách để giảm đau bụng dưới khi thai làm tổ

Để giảm khó chịu do cơn đau bụng dưới khi thai làm tổ trong tử cung, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây.
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước ấm pha mật ong, bổ sung thêm nước ép từ rau, quả tươi, không thêm quá nhiều đường và đá.
  • Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, không uống nước ngọt, rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, không thức khuya, ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chườm ấm để giảm đau bụng.
  • Tập thể dục đều đặn, vận động nhẹ nhàng, tập yoya, ngồi thiền, đọc sách.
xem thêm  Ngày Tết Sẽ Đầm Ấm Hơn Với "Chuyện Ấy" - Tìm hiểu về Lợi ích Sức khỏe của Fim24h

Trên đây là lời giải đáp cho nghi vấn thai làm tổ đau bụng bao lâu và một số thông tin có liên quan. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, để biết chính xác việc bạn có mang thai hay không thì nên đi khám bác sĩ. Khi đó, dựa trên kết quả kiểm tra và thể trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ chăm sóc thích hợp dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, nếu bạn có các biểu hiện đau bụng dưới bất thường thì cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân và lên phương án điều trị hiệu quả.

Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chính xác có mang thai hay không

Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài tư vấn trên toàn quốc của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên tiếp nhận và giải đáp kịp thời.