Tin tức: Dây thần kinh tủy sống – Cấu tạo và chức năng quan trọng

có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy

Cấu tạo của dây thần kinh tủy sống

1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy sống

  • Dây thần kinh tủy sống thuộc hệ thần kinh trung ương. Có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. Chúng được xuất phát từ tủy sống và được phân loại theo những đốt sống có liên quan, bao gồm:
    Dây thần kinh tủy sống đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng

Dây thần kinh tủy sống đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng

  • 8 đôi dây thần kinh sống cổ.
  • 12 đôi dây thần kinh sống ngực.
  • 5 đôi thần kinh sống thắt lưng.
  • 5 đôi thần kinh sống cùng.
  • 1 đôi thần kinh sống cụt

Cấu tạo: Dây thần kinh tủy sống chính là sự kết hợp của 2 rễ, rễ trước và rễ sau, trong đó:

  • Rễ trước: Tạo nên bởi các sợi thần kinh đi.
  • Rễ sau: Được tạo nên bởi các sợi thần kinh đến.

2. Chức năng của dây thần kinh tủy sống

Chức năng của dây thần kinh tủy sống vô cùng quan trọng. Đây là những dây thần kinh hỗn hợp. Trong đó, rễ trước truyền xung vận động và rễ sau đảm nhiệm vai trò truyền các xung cảm giác.
Dây thần kinh tủy sống chính là sự kết hợp của rễ trước và rễ sau

Dây thần kinh tủy sống chính là sự kết hợp của rễ trước và rễ sau

Nhờ có các dây thần kinh tủy sống mà có thể liên kết thần kinh trung ương với chi trên, chi dưới và các cơ quan, dẫn tín hiệu thần kinh đến và đi ra từ bộ não qua tủy sống và đến những vị trí chính xác trong cơ thể.

xem thêm  Bí quyết trang điểm mắt hoàn hảo cho buổi tối hẹn hò của nàng

Các nhánh trước của dây thần kinh tủy sống tạo thành những đám rối thần kinh và có khả năng chi phối vận động, cảm giác của rất nhiều vùng cơ thể, chẳng hạn như:

  • Đám rối thần kinh cánh có nhiệm vụ chi phối cảm giác và vận động đối với tay, vai và ngực.
  • Đám rối thần kinh thắt lưng đảm nhiệm vai trò chi phối thần kinh đối với chân, khoang sau phúc mạc và chậu hông.

3. Một số thông tin cơ bản về viêm dây thần kinh tủy sống

3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm dây thần kinh tủy sống là một dạng tổn thương dây thần kinh tủy sống. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do chấn thương hoặc bệnh lý sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày. Đây là tình trạng lớp nhầy ở bao xơ của đĩa đệm không ở đúng vị trí của nó mà lại bị lệch và dẫn tới hiện tượng chèn ép dây thần kinh tủy, khiến cho những dây thần kinh này bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Khi xảy ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm, các dây thần kinh tủy cũng có nguy cơ cao bị chèn ép và dẫn tới viêm nhiễm.
  • Chấn thương trong một số tình huống như vấp ngã, chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm tổn thương dây thần kinh tủy sống.
  • Do bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường không được điều trị bệnh kịp thời, không áp dụng những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả thì rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong đó, có biến chứng liên quan đến tổn thương các dây thần kinh, bao gồm dây thần kinh tủy sống.
  • Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công những tế bào khỏe mạnh, kể cả dây thần kinh tủy sống.
  • Nhiễm trùng.
  • Một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, thói quen lạm dụng bia rượu, tác dụng phụ của thuốc,…
xem thêm  6 Cách phục hồi da bị kích ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

3.2. Các triệu chứng bệnh

  • Đau dây thần kinh: Đây chính là triệu chứng thường gặp nhất. Những cơn đau thường xuất hiện dọc theo chiều dây thần kinh đang bị tổn thương. Dựa vào vị trí đau của người bệnh, các bác sĩ cũng có thể đưa ra chẩn đoán về dây thần kinh đang bị tổn thương.
    Người bệnh đau khi dây thần kinh tủy sống bị tổn thương

Người bệnh đau khi dây thần kinh tủy sống bị tổn thương

  • Tê nhức: Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do tín hiệu di truyền của dây thần kinh bị gián đoạn. Có thể xuất hiện tình trạng tê cứng nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và thường xuyên lặp lại. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị liệt vĩnh viễn.
  • Có cảm giác như bị kim châm.
  • Đau khớp, nhất là một số vùng như cánh tay, thắt lưng, khớp gối hay bắp chân.
  • Bị yếu cơ: Khi dây thần kinh bị tổn thương, viêm nhiễm, khả năng kết nối thần kinh từ não đến các cơ bị suy giảm và gây ra tình trạng yếu cơ.

3.3. Một số biến chứng của bệnh

Khi dây thần kinh tủy sống bị viêm nhiễm, tổn thương mà không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Khi đó, những dây thần kinh vận động sẽ không thể truyền tín hiệu đến các chi, các cơ quan và não cũng không nhận được tín hiệu cảm giác truyền về từ ngoại vi.

xem thêm  Tinh Trùng Kém Chất Lượng Có Phải Do Đàn Ông Béo? | SKĐS

3.4. Phương pháp điều trị bệnh

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng bệnh và có thể chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm, chụp cộng hưởng từ, điện cơ, kiểm tra dẫn truyền thần kinh,… và một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm dây thần kinh tủy bao gồm:

  • Dùng thuốc:
  • Thuốc giảm đau: Tác dụng của loại thuốc này là giúp giảm đau và giảm tê do viêm dây thần kinh gây ra.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Được sử dụng với mục đích giảm đau, giảm sưng và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Thuốc Corticoid dạng uống giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.

Lưu ý, những loại thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh và không thể điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc kể trên cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh không nên lạm dụng thuốc, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tình trạng tổn thương dây thần kinh tủy sống có thể gây tàn tật suốt đời

Tình trạng tổn thương dây thần kinh tủy sống có thể gây tàn tật suốt đời

Conclusion