Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều chứng chỉ khác nhau đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của người học. Tuy nhiên, mỗi loại chứng chỉ được sử dụng với mục đích khác nhau. Hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu thông tin về các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận và tác dụng của những chứng chỉ này hiện nay.
1. Chứng chỉ tiếng Anh là gì?
Chứng chỉ (Diploma) được định nghĩa là: “A document showing that you have completed a course of study or part of your education”, nghĩa là một văn bằng cho thấy bạn đã hoàn thành một khóa học hoặc một phần trong sự nghiệp học hành của bạn.
Cần phân biệt Chứng chỉ (Diploma) với Chứng nhận (Certificate). Chứng nhận được định nghĩa là: “an official document proving that you have completed a course of study or passed an exam; a qualification obtained after a course of study or an exam”. Có nghĩa là một văn bản chính thức xác nhận rằng bạn đã hoàn thành một khóa học hoặc đã vượt qua kỳ thi; một loại văn bằng sau khi kết thúc khóa học hoặc kỳ thi.
Trong phạm vi bài viết này, chứng chỉ tiếng Anh (English Certificate) đề cập tới các văn bản chính thức xác nhận trình độ sử dụng tiếng Anh của bạn, có thể sử dụng để chứng minh khả năng ngoại ngữ khi muốn đi du học, ứng tuyển việc làm hay phục vụ các mục đích khác.
2. Các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam hiện nay
2.1. Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. VSTEP tương đương với trình độ A1 đến C2 của Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR.
Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 10 cơ sở giáo dục đào tạo được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Danh sách các cơ sở giáo dục đào tạo như sau:
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm SEAMEO RETRAC
- Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Vinh
Các đơn vị tổ chức thi: Các trường được cấp phép tổ chức thi và cấp các loại chứng chỉ ngoại ngữ Vstep và khung năng lực Châu Âu tại Việt Nam được tổng hợp cụ thể tại đây.
Thời hạn sử dụng: Các bằng chứng chỉ tiếng Anh này đều không ghi thời hạn sử dụng. Việc bằng có giá trị trong bao lâu hoàn toàn tùy thuộc vào cơ quan cấp bằng và cơ quan sử dụng bằng của bạn.
Phân loại 6 cấp bậc trong Khung năng lực ngoại ngữ 6:
Sơ cấp – Bậc 1 (Tương đương CEFR A1): Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể.
Sơ cấp – Bậc 2 (Tương đương CEFR A2): Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hàng ngày.
Trung cấp – Bậc 1 (Tương đương CEFR B1): Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v… Có thể viết đoạn văn đơn giản. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão. Có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
Trung cấp – Bậc 2 (Tương đương CEFR B2): Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau. Có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
Cao cấp – Bậc 1 (Tương đương CEFR C1): Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
Cao cấp – Bậc 2 (Tương đương CEFR C2): Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm:
- Lệ phí tham gia kỳ thi khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Vstep dao động từ 150.000 đồng – 500.000 đồng đối với sinh viên, nghiên cứu sinh tại các trường, và 1.800.000 – 2.000.000 đồng/lượt thi so với, tiết kiệm hơn so với một số chứng chỉ khác như IELTS hay TOEFL.
- Chứng chỉ VSTEP không giới hạn thời gian hiệu lực, mà thời gian phụ thuộc vào đơn vị yêu cầu chứng chỉ.
Nhược điểm: Chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Chứng chỉ IELTS (International English Language Testing System)
Chứng chỉ IELTS được xem là một trong các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại chứng chỉ quan trọng dành cho những người muốn đi du học Anh, Mỹ, Canada,… hay muốn định cư, làm việc lâu năm ở nước ngoài.
IELTS cũng được xem là chứng chỉ có giá trị tại nhiều trường học và tổ chức trên thế giới, được quốc tế công nhận rộng rãi, đánh giá chính xác khả năng ngoại ngữ của thí sinh. Tại Việt Nam, nhiều trường đại học cũng đã cho phép quy đổi điểm IELTS thành điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi năng lực quốc gia, hay quy đổi thành điểm các học phần tiếng Anh trong chương trình học của trường.
Bài thi IELTS được thiết kế để đánh giá toàn diện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tùy vào mục đích của mỗi thí sinh để đưa ra lựa chọn hình thức thi phù hợp như Academic (học thuật) hay General (tổng quát).
Hiện nay có 2 đơn vị phát hành chứng chỉ IELTS chính thức là IDP Education Vietnam và BC (British Council – Hội đồng Anh). Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký dự thi tại các trung tâm ngoại ngữ hay trường đại học như là đăng ký thi qua The IELTS Workshop. Chứng chỉ IELTS có hiệu lực trong vòng 2 năm. Điểm thi sẽ được tính trên thang điểm từ 1 đến 9. Sau 13 ngày kể từ ngày thi bạn sẽ nhận được kết quả.
Phân loại các khung điểm IELTS và ý nghĩa:
- 9.0 – Thông thạo: Đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ.
- 7.5-8.0 – Rất tốt: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
- 6.5-7.0 – Tốt: Nắm vững ngôn ngữ, nhưng đôi khi có những sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống.
- 5.5-6.0 – Khá: Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả tuy có những chỗ không chính xác, không phù hợp, không hiểu.
- 4.5-5.0 – Bình thường: Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa tổng quát trong phần lớn các tình huống, dù thường xuyên mắc lỗi.
- 3.5-4.0 – Hạn chế: Có sự thành thạo cơ bản bị hạn chế trong những tình huống quen thuộc. Thường có khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp.
- 2.5-3.0 – Cực kì hạn chế: Có thể nói và hiểu trong những tình huống rất quen thuộc. Thường thất bại trong giao tiếp.
- 1.5-2.0 – Lúc được lúc không: Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường để đạt được mục đích tức thời. Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh.
- 1 – Không biết sử dụng: Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ riêng lẻ.
- 0 – Bỏ thi: Không một thông tin nào để chấm bài.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm:
- Là chứng chỉ thông dụng và phổ biến.
- Thời gian tổ chức thi liên tục.
- Có thể miễn học Anh ngữ tại các trường Đại Học hoặc dùng xin việc.
- Bài thi IELTS sẽ kiểm tra được 4 kỹ năng (Reading, Listening, Speaking, Writing) cho bạn.
Nhược điểm:
- Chứng chỉ đòi hỏi ôn luyện kỹ càng do có độ khó khá cao. Cần có sự chuẩn bị trong một thời gian dài.
- Yêu cầu vốn từ vựng của thí sinh khá lớn và đa dạng chủ đề.
- Lệ phí thi IELTS khá cao (4.750.000đ).
The IELTS Workshop luôn tự hào là thương hiệu giảng dạy IELTS được nhiều bạn trẻ tin tưởng, không chỉ bởi chất lượng giảng dạy mà còn vì môi trường học năng động, sáng tạo.
3. Chứng chỉ tiếng Anh trình độ A – B – C – chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam
Đây là các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các chứng chỉ này chỉ có giá trị trong nước, giúp đánh giá khả năng ngoại ngữ của các bạn học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông hay sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
Chứng chỉ này hiện nay đã được thay thế bằng Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định mới.
Ưu điểm: Đây là chứng chỉ tương đối dễ học, dễ thi, dễ lấy bằng.
Nhược điểm: Chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam. Đã được ngưng sử dụng và thay bằng Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
4. Chứng chỉ TOEIC (Test of English for International Communication)
TOEIC là một trong các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận và hữu ích cho những bạn đang có mong muốn làm việc trong môi trường nước ngoài hoặc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp hằng ngày.
Tại Việt Nam, trung tâm cung cấp chứng chỉ TOEIC có bản quyền là IIG. Các trung tâm khác như trường đại học Bách Khoa, đại học Kinh Tế, VUS, ISC LeeCam vẫn phải thông qua IIG để tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ. Vì thế, để đăng ký các bạn có thể tham khảo các trung tâm trên hoặc đến trực tiếp IIG.
Để đánh giá tổng quan trình độ tiếng Anh của thí sinh, bài thi TOEIC sẽ có 2 phần: Nghe và đọc hiểu. Chứng chỉ TOEIC có hiệu lực 2 năm. Đây là một trong các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận và sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. TOEIC được xem là một trong các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng nhất hiện nay.
Phân loại các khung điểm TOEIC và ý nghĩa:
- TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
- TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu và giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
- TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
- TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
- TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm:
- Là chứng chỉ thông dụng và phổ biến.
- Thời gian tổ chức thi liên tục.
- Có thể miễn học Anh ngữ tại các trường Đại Học hoặc dùng xin việc.
- Mức độ khó không quá cao, nếu chăm chỉ ôn luyện dễ dàng đạt thành tích tốt.
- Lệ phí thi TOEIC cơ bản thấp hơn so với các chứng chỉ khác như IELTS hay TOEFL.
Nhược điểm:
- Là chứng chỉ khá thông dụng nên sẽ ít gây được chú ý với nhà tuyển dụng hơn.
- Lệ phí thi TOEIC 4 kỹ năng khá đắt đỏ (gần 80 USD ~ 2.000.000 VND). Không có nhiều trường Đại học hay nhà tuyển dụng yêu cầu chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng nên không quá cần thiết.
- Cấu trúc bài thì đa phần chỉ đánh giá được 2 kỹ năng (Reading và Listening) nên không thể hiện hết trình độ giao tiếp Anh ngữ của bạn.
- Không có giá trị nhiều nếu thí sinh muốn đi du học các quốc gia châu Âu hoặc châu Mỹ.
5. Hệ thống chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge ESOL
Chứng chỉ Cambridge cũng giống như các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác, nhằm mục đích học tập, làm việc hay định cư nước ngoài. Nhưng các chứng chỉ này có giá trị vĩnh viễn và bạn chỉ cần thi một lần duy nhất.
Chứng chỉ Cambridge vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam, nhưng được đánh giá là chứng chỉ tiếng Anh tổng quát dành cho mọi độ tuổi. Cambridge ESOL là tổ chức đứng đầu thế giới về các kỳ thi tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi.
Phân loại các kỳ thi trong hệ thống chứng chỉ tiếng Anh Cambridge ESOL:
- YLE Starters: dành cho các em lớp 1 và 2.
- YLE Movers: dành cho các em lớp 3 và 4, tương đương cấp độ A1 trong khung năng lực đánh giá năng lực ngôn ngữ của cộng đồng Châu Âu.
- YLE Flyers: dành cho các em lớp 5, tương đương cấp độ A2 của Châu Âu.
- Kỳ thi Cambridge Main Suite – KET (Key English Test): dành cho thiếu niên và người lớn, tương đương với cấp độ A2 của Châu Âu.
- Cambridge Main Suite – PET (Preliminary English Test): dành cho những bạn ở trình độ Sơ Trung Cấp, tương đương cấp độ B1 của Châu Âu.
- Cambridge Main Suite – FCE (First Certificate in English): là chứng chỉ ở cấp độ Trung cấp, tương đương với cấp độ B2 của Châu Âu. FCE có thể được sử dụng để đi làm hoặc đi học ở nước ngoài.
- Cambridge Main Suite – CAE (Certificate in Advanced English): chứng chỉ cao thứ 2 trong Cambridge ESOL, tương đương với cấp độ C1 của Châu Âu.
- Cambridge Main Suite – CPE (Certificate of Proficiency in English): cấp độ cao nhất trong Cambridge ESOL, tương đương cấp độ C2 của Châu Âu.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm: Chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn và bạn chỉ cần thi một lần duy nhất. Được đánh giá là chứng chỉ tiếng Anh tổng quát dành cho mọi độ tuổi.
Nhược điểm: Chứng chỉ vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam.
6. Chứng chỉ TOEFL (Test of English as a Foreign Language)
TOEFL là một trong các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận hiện nay. Mức độ đề thi TOEFL khá khó và thay đổi qua các năm. Vì vậy, bạn cần phải nỗ lực nhiều để chinh phục chứng chỉ có giá trị này.
Tại Việt Nam, nơi tổ chức và cấp bằng TOEFL chính thức là IIG. Bạn có thể đăng ký dự thi online thông qua Website www.ets.org hoặc đăng ký trực tiếp tại các trung tâm được cấp phép bởi IIG. Chứng chỉ này có hiệu lực trong vòng 2 năm.
Các loại bài thi chứng chỉ TOEFL:
- TOEFL iBT: Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có nhiều trường quốc tế nổi tiếng. TOEFL iBT dần thay thế các hình thức thi trên giấy, gồm có 4 chuẩn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Do tính chất thi trên Internet nên học viên không cần căng thẳng giống như ngồi đối diện với giám khảo.
- TOEFL PBT: Thi kiểu truyền thống trên giấy, dạng này đã ngừng sử dụng kể từ năm 2017 trừ một số khu vực thi gặp vấn đề về Internet.
- TOEFL ITP: Cẩm nang hữu ích đánh giá trình độ tiếng Anh của công nhân viên chức, sinh viên… cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức phù hợp với nhiều mục đích khác nhau, được lựa chọn nhiều nhất.
- TOEFL Primary: Bài thi giúp các em nhỏ 8 tuổi hình thành nền tảng tiếng Anh, giúp giáo viên đánh giá và có phương pháp dạy học.
- TOEFL Junior: Tương tự như TOEFL Primary nhưng dành cho các bé ở cấp trung học cơ sở từ 11 tuổi trở lên.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm:
- Mức độ tương đương A2 (TOEFL ITP 450 điểm) thi khá dễ.
- Chứng chỉ được sử dụng cho cả thi công chức, du học…
- Thời gian tổ chức thi liên tục.
Nhược điểm:
- Các mức từ B2 trở lên thi khá khó.
Tạm kết
Trên đây, The IELTS Workshop đã gửi tới bạn thông tin về các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận tại Việt Nam hiện nay. Nếu như các bạn còn chưa sắp xếp được lộ trình học IELTS thì The IELTS Workshop sẽ là sự lựa chọn phù hợp hoàn hảo dành cho bạn.
Để xác định được đúng trình độ hiện tại của bản thân, đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm với IELTS 8.0+ đã biên soạn 1 bài test ngắn giúp bạn biết rõ mình đang ở đâu cũng như giúp bạn xây dựng được lộ trình học hiệu quả và nhanh chóng đạt kết quả tốt nhất. Click vào đây để thực hiện bài test ngay nhé!
Tham khảo lộ trình học IELTS đến từ The IELTS Workshop.