Mẹ nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Sáng hay tối?

cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày

Vai trò của kẽm trong sự phát triển của trẻ nhỏ

Trong quá trình phát triển cơ thể trẻ nhỏ, kẽm là một loại khoáng chất không thể thiếu. Chất kẽm có trong các loại thực phẩm tự nhiên, thường xuất hiện trong khẩu phần ăn hằng ngày, ở các loại sản phẩm bổ sung hoặc trong một số thuốc kê đơn chữa bệnh tiêu chảy hoặc cảm lạnh thông thường.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của các tế bào ở trẻ. Trong đó, kẽm là chất xúc tác khoảng 100 enzyme, giữ nhiều chức năng trọng yếu đối với hệ miễn dịch. Ngoài ra, kẽm còn có khả năng tổng hợp ADN, protein, cũng như làm lành vết thương và quá trình phân chia tế bào.

Mỗi người được khuyến cáo nên chú trọng bổ sung đầy đủ kẽm hàng ngày để cơ thể duy trì sự ổn định và trạng thái tốt nhất. Hơn nữa, việc bổ sung kẽm đúng cách cũng mang lại hiệu quả tốt cho sự tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ

Kẽm là một chất quan trọng và cần thiết. Việc thiếu chất kẽm trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, gây ra các vấn đề như chậm dậy thì, ngăn ngừa khả năng phát triển xương và chiều cao, giảm chức năng sinh lý,… Đối với mẹ bầu, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của thai nhi.

Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ vì bị rối loại vị giác, cũng như suy giảm chức năng hệ miễn dịch khiến bé dễ bị bệnh hơn. Ngoài ra, nếu chứng chán ăn của trẻ kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất.

Khi nào cần phải bổ sung kẽm cho trẻ?

Bổ sung kẽm đúng lúc, kịp thời sẽ tăng hiệu quả tối đa. Do đó, phụ huynh nên lưu ý bổ sung kẽm cho trẻ trong những trường hợp như sau:

  • Khi con chán ăn, không muốn ăn thịt cá, lười bú sữa, hệ tiêu hóa có vấn đề gây đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, chậm tiêu kéo dài.
  • Bé bị chậm phát triển về thể chất, có biểu hiện suy dinh dưỡng ở mức nhẹ và vừa.
  • Khi bé khó ngủ, giật mình thức giấc nhiều lần trong đêm, quấy khóc và hay cáu gắt.
  • Khi vết thương trên người con lâu khỏi, dễ bị dị ứng, tóc và móng có vấn đề như viêm mé móng, tóc dễ gãy, rụng tóc nhiều.
  • Khi mắt con bị khô, loét giác mạc hoặc bị quáng gà.
xem thêm  Khám phá 8 thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý nữ

Nhu cầu chất kẽm đối với cơ thể người

Từng giai đoạn phát triển thì nhu cầu bổ sung kẽm trong cơ thể cũng có sự phát triển, cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi – 3 tuổi: 5 mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Đối với trẻ từ 4 – 13 tuổi: 10 mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: 15 – 25 mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Đối với phụ nữ sau sinh: 19 mg kẽm nguyên tố/ngày trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh, 16 mg kẽm nguyên tố/ngày trong 6 – 12 tháng tiếp theo.
  • Đối với người lớn: 15 mg kẽm nguyên tố/ngày.

Bạn có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm hằng ngày như đậu nành, hạt điều, hạnh nhân, cá, lươn, tôm đồng, lươn, hàu, sò, thịt bò, gan lợn, lòng đỏ trứng, giá đỗ,… Với trẻ sơ sinh, nên ưu tiên bổ sung kẽm cho con bằng sữa mẹ thay vì sữa tươi hoặc sữa bột.

Liều lượng bổ sung kẽm của trẻ

Biết rằng việc bổ sung kẽm cho trẻ là điều cần thiết, bên cạnh đó ba mẹ cũng nên biết liều lượng kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ và an toàn. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của các bé mà ba mẹ bổ sung lượng kẽm phù hợp.

  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 11 mg/ngày đối với nam và 8 mg/ngày đối với nữ.

Cách uống kẽm đúng chuẩn cho bé

6.1. Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ nên được bổ sung kẽm trong 2 – 3 tháng, sau đó ngưng một thời gian để cơ thể dung nạp hết lượng kẽm. Để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ nên cho bé bổ sung vitamin A, vitamin B6, vitamin C và photpho.

Ngoài ra, tránh cho con uống kẽm cùng lúc với sắt, canxi, magie vì các chất này làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể. Tốt nhất là nên dùng cách nhau tối thiểu 2 giờ.

6.2. Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào?

Ngoài việc biết rõ liều lượng kẽm sử dụng cho trẻ thì ba mẹ cũng nên biết thời điểm nào là thích hợp để thực hiện. Thời gian tốt nhất trong ngày để bổ sung kẽm là buổi sáng, trẻ nên uống kẽm vào thời điểm một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Khoảng thời gian này sẽ giúp bé hấp thụ được tốt nhất và không ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Ba mẹ cũng chú ý không nên cho trẻ uống kẽm khi bụng đói vì làm như vậy có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với trẻ bị đau dạ dày, ba mẹ nên cho trẻ uống kẽm ngay trong lúc ăn để tránh tình trạng kích thích cơn đau của bé.

6.3. Uống kẽm đúng cách khi kết hợp với thuốc khác

Ngoài việc uống kẽm, nhiều bậc phụ huynh muốn con mình phát triển đầy đủ, toàn diện nên cùng lúc bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu các khoáng chất tương tác với nhau có thể khiến khả năng hấp thu của cơ thể bị giảm.

Nếu bạn có ý định bổ sung thêm canxi, sắt, magie, đồng thì nên uống kẽm cách xa các thuốc chứa những vi chất này khoảng 2 – 3 giờ. Bởi vì những chất này có thể cạnh tranh hấp thu với kẽm tại ruột, do đó khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể bị giảm. Dùng chung các loại kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin với kẽm cũng làm giảm khả năng hấp thu.

Bên cạnh những vi chất không nên dùng chung với kẽm, thì cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hấp thu và nâng cao hiệu quả của kẽm. Kẽm kết hợp với vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

xem thêm  Virus HPV lây qua đường nào và cách phòng ngừa

6.4. Một số nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ

Qua những thông tin ở trên, ba mẹ đã biết được liều lượng và thời điểm thích hợp bổ sung kẽm cho trẻ. Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số nguồn thực phẩm dồi dào kẽm dưới đây:

  • Thực phẩm hàng ngày: Chất kẽm có trong nhiều loại thực phẩm như hàu, thịt gia cầm và thịt đỏ. Bên cạnh đó một số thực phẩm giàu kẽm khác như ngũ cốc yến mạch, cua, tôm, các sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt.
  • Thực phẩm bổ sung: Hiện này có nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần dạng muối kẽm như kẽm sulfate, kẽm gluconate và kẽm acetat hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.
  • Các nguồn cung cấp khác: Trong các sản phẩm vi lượng đồng căn hoặc một số chế phẩm thuốc xịt mũi cũng có chứa kẽm. Nhưng bạn không nên cho trẻ sử dụng sản phẩm này nhiều vì dùng lâu dài có thể gây mất khứu giác.

Một số điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

Bổ sung kẽm đúng cách giúp tăng hiệu quả tối đa. Do đó, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau khi bổ sung kẽm cho con:

  • Bạn cần tham khảo và có được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn nếu muốn bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Bạn nên tránh cho bé sử dụng các loại thức ăn sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm. Cụ thể như thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cám, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám và thực phẩm chứa nhiều phốt pho, ví dụ như thịt gia cầm hoặc sữa.
  • Ba mẹ không nên cho bé dùng chung các chất kẽm, sắt, đồng và phốt pho cùng một lúc, tốt nhất nên chia các liều cách nhau khoảng 2 giờ trước khi cho bé uống.
  • Bổ sung kẽm đúng liều lượng với thể trạng và độ tuổi của trẻ. Nếu dùng kẽm quá liều có thể gây ngộ độc và làm giảm chức năng của hệ miễn dịch.
  • Với những bé đang bị chứng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần cho con chữa bệnh trước mới dùng kẽm sau.
  • Kẽm cần bổ sung liên tục trong 2 – 3 tháng, nếu trong quá trình mẹ lỡ quên và bỏ qua 1 liều kẽm, mẹ nên cho bé uống bổ sung càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã đến gần liều tiếp theo, mẹ hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục cho bé bổ sung như lịch trình ban đầu.
  • Một số bé khi được bổ sung kẽm sẽ có những biểu hiện do tác dụng phụ gây ra như đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, sốt, loét miệng, nôn ói,… Nếu gặp các tình huống trên, mẹ cần đưa bé ngay đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Giải đáp một số thắc mắc về bổ sung kẽm cho bé

8.1. Làm gì khi bỏ lỡ liều uống kẽm cho bé?

Trường hợp ba mẹ quá bận mà bỏ lỡ liều uống kẽm trong ngày của bé, bạn nên sắp xếp cho bé uống càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên trước đó và cho bé uống theo đúng lịch sử dụng sản phẩm như thường lệ, tránh tình trạng quá liều.

Đối với trường hợp bé bỏ lỡ liều uống kẽm trong một hay nhiều ngày, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng vì phải mất một thời gian đủ lâu cơ thể trẻ mới bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà bỏ lỡ liều uống của bé nhiều lần, ba mẹ nên cố gắng cho trẻ uống đúng liều lượng.

xem thêm  Nguyên nhân nuốt nước bọt đau họng và cách trị tại nhà

8.2. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bổ sung kẽm cho trẻ

Các loại thực phẩm bổ sung đều có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho trẻ, bao gồm cả các chất bổ sung kẽm. Nếu khi bé uống kẽm xảy ra các triệu chứng dưới đây thì phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Trẻ bị ớn lạnh, sốt, ợ nóng, lở loét miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, khó tiêu, đau họng, cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, dấu hiệu này rất hiếm gặp ở trẻ.
  • Nếu trẻ uống kẽm bị quá liều thì gặp các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực, nôn mửa, ngất xỉu, khó thở, vàng da hoặc vàng mắt.

8.3. Có nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối không?

Ba mẹ không nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối vì đây là thời điểm các cơ quan trong cơ thể có xu hướng trao đổi chất chậm và muốn được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Chỉ có một phần nhỏ lượng kẽm được hấp thu, còn lại bị đào thải ra ngoài qua hệ thống bài tiết hoặc tích tụ trong các cơ quan, gây ra lãng phí và dư thừa, vì vậy việc cho trẻ uống kẽm vào buổi tối sẽ không mang lại hiệu quả.

8.4. Trẻ thiếu kẽm có nguy hiểm không?

Tuy kẽm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc trẻ bị thiếu kẽm có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng sau đây:

  • Cản trở sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, nếu thiếu chất này hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
  • Khiến bé kém phát triển về chiều cao và làm chậm dấu hiệu dậy thì.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, thính giác, vị giác và làm suy giảm chức năng các bộ phận trong cơ thể.

Qua bài viết này, AVAKids đã giúp bạn hiểu rõ hơn thời điểm nào nên cho trẻ uống kẽm và một số lưu ý cần thiết. Nếu có thắc mắc bạn hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h30 – 22h00) hoặc truy cập website fim24h để được hướng dẫn và tư vấn nhé!

FAQs

Tôi có thể bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không?

Bạn nên tham khảo và có được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn trước khi bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nếu bỏ lỡ một liều uống kẽm cho bé, tôi nên làm gì?

Nếu bỏ lỡ liều uống kẽm cho bé trong ngày, bạn nên sắp xếp cho bé uống càng sớm càng tốt. Nếu đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên trước đó và cho bé uống theo đúng lịch sử dụng sản phẩm như thường lệ, tránh tình trạng quá liều.

Kẽm có tác dụng phụ không?

Các loại thực phẩm bổ sung kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ như ớn lạnh, sốt, ợ nóng, lở loét miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, khó tiêu, đau họng, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường. Nếu trẻ uống kẽm bị quá liều thì có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực, nôn mửa, ngất xỉu, khó thở, vàng da hoặc vàng mắt. Nếu gặp những tác dụng phụ này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Tôi có thể cho trẻ uống kẽm vào buổi tối không?

Không nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối vì cơ thể có xu hướng trao đổi chất chậm và muốn được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Một phần nhỏ lượng kẽm chỉ được hấp thu, còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài hoặc tích tụ trong cơ quan, gây ra lãng phí và dư thừa. Việc cho trẻ uống kẽm vào buổi tối sẽ không mang lại hiệu quả.

Trẻ thiếu kẽm có nguy hiểm không?

Trẻ thiếu kẽm có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng như cản trở sự phát triển thể chất và trí tuệ, suy yếu hệ miễn dịch, làm chậm dấu hiệu dậy thì và ảnh hưởng đến não bộ, thính giác, vị giác.