Tin tức

chỉ số bilirubin bao nhiêu là nguy hiểm

1. Xét nghiệm Bilirubin là gì, được thực hiện theo hình thức nào

1.1. Bilirubin là xét nghiệm gì

Bilirubin là một loại sắc tố mật có màu vàng do quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng cầu sản sinh ra. Nó được di chuyển ở bên trong máu đến với gan được giáng hóa và đào thải qua phân và nước tiểu. Cũng vì thế mà khi xét nghiệm máu, dựa vào chỉ số Bilirubin bác sĩ có thể đánh giá được sự bài tiết dịch mật của gan cũng như sơ bộ định hướng chẩn đoán một số nguyên nhân gây vàng da.

Bilirubin là gì

Xét nghiệm Bilirubin giúp chẩn đoán vấn đề về gan.

Vậy xét nghiệm Bilirubin là gì? Đây chính là loại xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ của Bilirubin trong máu. Sự lớn hơn mức bình thường của lượng Bilirubin trực tiếp hay gián tiếp sẽ gợi ý các bệnh lý về gan. Phổ biến nhất là lượng Bilirubin tăng cao cho thấy tỷ lệ huỷ hoại tế bào máu đỏ có chiều hướng gia tăng.

Trong xét nghiệm máu, chỉ số Bilirubin được xem là bình thường khi nó mang giá trị:

  • Bilirubin toàn phần
    • Đối với trẻ sơ sinh: dưới 10 mg/dL hoặc dưới 171 mol/L.
    • Đối với trẻ 1 tháng tuổi: 0.3 – 1.2 mg/dL hoặc 5.1 – 20.5 mol/L.
    • Đối với người lớn: 0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.4 – 17.1mol/L.
  • Bilirubin trực tiếp: 0.0 – 0.4 mg/dL hoặc 0 – 7 mol/L.

1.2. Các hình thức xét nghiệm bilirubin

Khi đã biết được xét nghiệm Bilirubin là gì, chắc hẳn bạn đọc cũng sẽ băn khoăn có thể thực hiện xét nghiệm này theo những hình thức nào. Hiện nay, xét nghiệm Bilirubin đang được thực hiện dưới các hình thức:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm nồng độ Bilirubin qua chỉ số máu.
  • Chọc hút dịch ối: xét nghiệm dành cho thai phụ, do Bilirubin qua dịch nước ối.
  • Xét nghiệm nước tiểu: đo Bilirubin trong nước tiểu. Thường thì Bilirubin không có trong nước tiểu nhưng nếu xét nghiệm vẫn cho thấy sự hiện diện của nó thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra vì sao nó xuất hiện. Hầu hết các trường hợp có Bilirubin trong nước tiểu là do ứ đọng tại gan nên chưa đào thải khỏi cơ thể được.
xem thêm  Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm?

2. Ý nghĩa của xét nghiệm Bilirubin là gì

2.1. Vì sao cần làm xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm này thường được thực hiện khi nghi ngờ và muốn chẩn đoán bệnh lý gan mật và tình trạng tan máu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà xét nghiệm sẽ gợi ý chẩn đoán khác nhau:

Chỉ số Bilirubin là cơ sở chẩn đoán nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau sinh

Chỉ số Bilirubin là cơ sở chẩn đoán nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau sinh

  • Với người lớn và trẻ lớn:
    • Chẩn đoán và theo dõi bệnh lý gan mật như: viêm túi mật, sỏi mật,…
    • Đánh giá hồng cầu hình liềm hoặc bệnh lý gây thiếu máu tán huyết.
    • Chẩn đoán bệnh gây tắc nghẽn đường mật: ung thư tuyến tụy, sỏi mật,…
    • Bệnh di truyền: hội chứng Gilbert.
  • Với trẻ sơ sinh:
    • Chẩn đoán vàng da 24 giờ sau khi trẻ chào đời.
    • Tìm nguyên nhân trẻ bị thâm tím nặng khi sinh.

Bằng việc xét nghiệm nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra sự dư thừa Bilirubin tự do làm tổn thương tế bào não của trẻ gây ra các hậu quả khôn lường như: suy giảm khả năng phát triển và học tập, trí tuệ chậm phát triển, rối loạn vận động mắt, mất thính lực và nguy hiểm nhất là tử vong.

  • Với thai nhi:
    Thông qua việc đo lượng Bilirubin trong nước ối bác sĩ có thể dự đoán được tình trạng thai nhi có hủy hoại hồng cầu.
xem thêm  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn quốc tế

2.2. Xét nghiệm Bilirubin có ý nghĩa như thế nào

Hầu hết chúng ta khi cầm kết quả xét nghiệm trên tay đều không biết được ý nghĩa của chỉ số Bilirubin là gì. Về cơ bản, muốn chẩn đoán bệnh gan và đánh giá sức khỏe của mỗi người thì không thể bỏ qua xét nghiệm Bilirubin. Sự tăng lên của Bilirubin toàn phần có thể là kết quả phản ánh:

  • Phản ứng truyền máu.
  • Bệnh xơ gan.
  • Thiếu máu ác tính.
  • Tán huyết.
  • Hội chứng Gilbert có thể xuất phát từ việc thiếu enzyme gắn kết phân tử Glucuronic và Bilirubin.

Người bệnh nên hỏi trực tiếp bác sĩ ý nghĩa của chỉ số Bilirubin là gì trong xét nghiệm của mình để có kết quả chính xác

Người bệnh nên hỏi trực tiếp bác sĩ ý nghĩa của chỉ số Bilirubin là gì trong xét nghiệm của mình để có kết quả chính xác

Trường hợp Bilirubin trực tiếp tăng cao hơn Bilirubin gián tiếp thì nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề loại bỏ Bilirubin của tế bào gan. Điều kiện gây ra tình trạng này thường là:

  • Bệnh viêm gan virus.
  • Phản ứng của thuốc.
  • Đường mật bị tắc nghẽn do: viêm đường mật, khối u mật, sỏi túi mật,…
  • Bị ngộ độc rượu.

Đối với các trường hợp thực hiện xét nghiệm Bilirubin máu thì chỉ số này có ý nghĩa:

  • Thăm dò tắc mật ở bên trong và bên ngoài của gan.
  • Đánh giá mức độ bệnh lý về gan.
  • Theo dõi kết quả điều trị thuốc kháng lao ở người bệnh.

Trường hợp xét nghiệm Bilirubin niệu thì chỉ số này có ý nghĩa chẩn đoán phân biệt:

  • Nguyên nhân vàng da do ứ mật hay do bệnh lý về gan: tìm thấy Bilirubin trong nước tiểu.
  • Vàng da do tan máu: không tìm thấy sự hiện diện của Bilirubin trong nước tiểu.

3. Đối tượng và quy trình xét nghiệm Bilirubin máu

3.1. Ai cần làm xét nghiệm Bilirubin

Xét nghiệm Bilirubin được khuyến cáo là nên thực hiện với các trường hợp:

  • Đang có dấu hiệu bị vàng da.
  • Thường xuyên dùng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
  • Người đang được nghi ngờ bị ngộ độc thuốc.
  • Người vừa có tiếp xúc với virus gây viêm gan.
  • Đi tiểu ra nước màu đậm hổ phách.
  • Bị buồn nôn và nôn kèm theo cảm giác khó chịu mà chưa rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng đột ngột.
  • Người mắc bệnh lý về gan thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da.
  • Người đang bị nghi ngờ mắc bệnh thiếu máu tán huyết.
xem thêm  Thai ngoài tử cung thử que thử thai có lên không?

3.2. Quy trình thực hiện xét nghiệm Bilirubin máu

Xét nghiệm Bilirubin máu trải qua một quy trình hết sức đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1: Người bệnh được lấy máu tĩnh mạch ngoại vi.
  • Bước 2: Bệnh phẩm thu được từ người bệnh sẽ được bảo quản bên trong ống xét nghiệm vô trùng.
  • Bước 3: Mẫu bệnh phẩm được nhân viên y tế đưa đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm hàm lượng bilirubin có trong máu.
  • Bước 4: Người bệnh được trả kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm này hầu như không gây ra rủi ro nghiêm trọng nào cho người bệnh vì thế khi đã hiểu được ý nghĩa của xét nghiệm Bilirubin là gì, dành cho ai hy vọng bạn đọc sẽ bớt lo lắng và chủ động thực hiện khi cần thiết. Mọi vấn đề cần tư vấn liên quan đến xét nghiệm Bilirubin bạn đọc có thể gọi ngay cho tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin xác đáng.

FAQs

TBD (To be determined)

Conclusion

TBD (To be determined)