Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa an toàn cho trẻ
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh
Nước muối sinh lý là dung dịch được sử dụng rất phổ biến trong vệ sinh ở lĩnh vực y tế. Thay vì ngoáy sâu vào bên trong, cần sử dụng khăn mềm lau nhẹ xung quanh vành tai và ống tai ngoài của trẻ. Điều này sẽ tránh gây đau hơn.
Dùng gạc y tế hoặc tăm bông sạch có nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý lau nhẹ ở ống tai để thấm hút dịch. Tốt nhất là làm việc này khi trẻ đang ngủ để tránh trẻ quấy khóc và không hợp tác gây tổn thương hơn.
Sau đó, sử dụng tăm bông khô để lau lại 1 lượt và giữ cho tai luôn khô sạch, tránh để nước vào tai khiến vi khuẩn phát sinh thêm và gây viêm nặng hơn.
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Bởi vì các tác nhân như virus, vi khuẩn ở mũi họng có thể lan đến tai và gây viêm nặng hơn.
Xì mũi đúng cách
Thay vì dùng tay bịt cả hai lỗ mũi khi xì mũi và lấy hơi xì mạnh để đẩy dịch mũi ra, cách xì mũi đúng cách là nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi để loãng dịch mũi. Sau đó, dùng tay bịt một lỗ mũi và xì dịch mũi ra từ phía còn lại nhẹ nhàng. Hãy xì mũi khi hai hốc mũi cảm thấy thông thoáng. Cách này giúp dễ thở, nhẹ mũi và cũng là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả.
FAQs
Khi bị viêm tai giữa có đi bơi được không?
Trong thời gian điều trị bệnh viêm tai giữa, bạn nên tránh các hoạt động khiến nước dễ vào tai như bơi lội để giữ vệ sinh cho tai đang bị viêm.
Có nên tự mua kháng sinh khi bị viêm tai giữa không?
Bạn chỉ nên mua nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ khi bị viêm tai giữa. Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ kê khi có chẩn đoán xác định và kinh nghiệm thực tiễn. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể làm triệu chứng lu mờ và khó chẩn đoán, cũng như làm kéo dài thời gian điều trị và làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhỏ dung dịch acid acetic rửa tai có phải là cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa không?
Dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu đã xác định được căn nguyên gây bệnh là nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Tuy nhiên, để xác định đúng căn nguyên này, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện thăm khám.
Khi bị viêm tai giữa có được gội đầu không?
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách là hạn chế tối đa để nước vào tai. Do vậy, khi bị viêm tai giữa bạn có thể gội đầu nhưng cần đảm bảo không để nước chảy vào tai.
Tóm lại, cần nắm rõ kiến thức về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Để điều trị an toàn và đúng tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa con đến khám tai và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ. fim24h là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tai mũi họng. Đây sẽ là nơi mà bố mẹ có thể yên tâm lựa chọn là nơi khám chữa bệnh cho các con.