22 cách trị đau họng tại nhà nhanh nhất, giảm triệu chứng hiệu quả

cách chữa viêm họng dân gian

Uống thuốc, xịt họng, súc miệng nước muối, uống trà nóng… là những cách trị đau họng an toàn tại nhà cho cả người lớn và trẻ em.

Đau họng do viêm họng là tình trạng phổ biến và thường lành tính. Hầu hết ai cũng từng trải qua vài lần bị đau họng trong đời. Đau họng do các nguyên nhân thông thường như nhiễm virus cảm lạnh, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu có cách trị đau họng phù hợp, thời gian chữa lành sẽ được rút ngắn và sức khỏe người bệnh sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Đau họng là gì?

Đau họng là tình trạng cổ họng bị đau, có thể kèm rát, ho, khó nuốt, có đờm… và nhiều triệu chứng khác. Đau họng do nhiều nguyên nhân, có thể lành tính hoặc ác tính. Các nguyên nhân ác tính như ung thư vòm họng, ung thư hạ họng. Các nguyên nhân lành tính như viêm họng, viêm amidan,…

Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến đau họng lành tính có nguyên nhân thường do viêm họng, viêm amidan.

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp của cổ họng.

Viêm họng có nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus, điển hình là rhinovirus, hoặc nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là Streptococcus. Việc điều trị đau họng do các nguyên nhân này không khó. Chỉ cần áp dụng những cách chữa đau họng đơn giản sau có thể giúp khỏi bệnh.

cách trị đau họng tại nhà

Cách trị đau họng tại nhà

Cách trị đau họng tại nhà có thể dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, cùng với những cách làm giảm đau họng.

1. Cách trị đau họng bằng thuốc

1.1 Paracetamol

Thường có hiệu quả giảm đau do viêm họng cấp tính sau khi dùng liều thông thường trong 2 ngày.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Có thể làm giảm cơn đau do viêm họng từ 2-5 ngày.

1.2 Corticosteroid và kháng sinh

Có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau do viêm họng so với chỉ dùng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh cũng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.

xem thêm  Tổng hợp những lời chúc Tết bằng tiếng Anh cực hay và ý nghĩa!

1.3 Thuốc xịt họng gây tê

Có thể được sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh nên dùng thuốc xịt trị đau họng theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.4 Viên ngậm họng

Có thể được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 5-6 tuổi trở lên. Viên ngậm có tinh dầu bạc hà và benzocaine để làm tê liệt tạm thời các thụ thể thần kinh làm giảm các triệu chứng đau họng.

1.5 Thuốc giảm ho

Thuốc ho có thể được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn để giảm kích ứng cổ họng.

1.6 Thuốc kháng histamin

Thường hiệu quả cho chứng đau họng do dị ứng và chảy nước mũi sau. Các loại thuốc này giúp làm giảm xuất tiết chất nhầy trong đợt dị ứng bùng phát.

1.7 Thuốc kháng axit

Đối với chứng đau họng do trào ngược axit, dùng thuốc kháng axit để giảm sự trào ngược axit có thể cải thiện đau họng. Thuốc này có thể ở dạng nhai, chất lỏng hoặc viên nén.

1.8 Thuốc gây tê tại chỗ

Nếu đau họng do virus coxsackie hoặc virus echo, người bệnh có thể dùng thuốc gây tê tại chỗ có chứa benzocaine hoặc xylocaine theo kê đơn của bác sĩ.

1.9 Thuốc dị ứng

Nếu đau họng do dị ứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc dị ứng theo toa hoặc liệu pháp giải mẫn cảm để kiểm soát các cơn dị ứng.

Thuốc kháng histamin uống theo toa có thể giúp ngăn chặn tác dụng của histamine trong cơ thể. Thuốc xịt mũi corticoid giúp giảm phù nề niêm mạc mũi và giảm tiết chất nhầy trong mũi.

Liệu pháp giải mẫn cảm, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch dị ứng, hoạt động giống như vắc xin. Người bệnh có thể tiêm thuốc này điều trị dị ứng.

2. Cách giảm đau họng tại nhà

2.1 Súc họng nước muối

Phương pháp chữa viêm họng cổ điển này có thể giúp giảm đau, giảm đờm và sưng tấy. Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý 0.9% pha sẵn có bán tại các nhà thuốc để đảm bảo nồng độ natri vừa đủ phát huy tác dụng, và không quá đậm đặc gây kích ứng niêm mạc họng. Nhưng nếu không, người bệnh cũng có thể sử dụng nước muối tự pha để súc họng.

Mỗi ngày nên súc họng bằng nước muối ít nhất 2 lần khi vừa ngủ dậy hoặc chuẩn bị đi ngủ. Người bệnh cũng có thể súc bất cứ khi nào cảm thấy họng khó chịu và hôi miệng.

Chú ý khi súc họng, cần ngửa cổ để nước muối có thể đi sâu xuống họng. Hãy giữ nước muối ở họng trong vòng ít nhất 30 giây và khò liên tục. Sau khi nhổ nước muối ra khỏi miệng không nên súc lại bằng nước.

2.2 Uống nhiều nước ấm

Tình trạng viêm đau họng thường đi kèm với ho và sốt. Sốt gây mệt mỏi, mất nước vì thế bù nước cho cơ thể lúc này rất cần thiết để phục hồi sức khỏe.

xem thêm  VẠN DƯỢC TỪ MAI MỰC: SỨC MẠNH TỪ DƯỢC LIỆU THIÊN NHIÊN

2.3 Chườm ấm

Dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi đắp lên cổ họng có thể giúp giảm viêm đau.

2.4 Máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể khiến họng khô rát, máy tạo độ ẩm có thể giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, cải thiện các triệu chứng viêm họng.

Uống gì giúp giảm đau họng?

Người bệnh có thể uống nước lọc được làm ấm hoặc uống các loại trà, nước ép trái cây.

1. Nước chanh và mật ong ấm

Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm táo, một thìa cà phê mật ong và 1/4 thìa cà phê gừng tươi vào một cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống. Loại nước uống này giúp ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau.

Nước chanh và mật ong ấm giúp cải thiện triệu chứng đau họng

2. Trà đen

Một tách trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tanin nên có thể giúp làm dịu niêm mạc họng đang bị sưng và giảm triệu chứng đau.

3. Mật ong

Sử dụng 2 thìa cà phê mật ong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn có thể giúp giảm triệu chứng đau họng. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên nên rất tốt để dùng khi bị viêm họng.

4. Trà cam thảo

Theo Trung tâm NCCIH, rễ cam thảo đôi khi được sử dụng như một phương thuốc chữa viêm họng do nhiễm virus. Uống trà rễ cam thảo vì thế có thể giúp giảm các triệu chứng đau do viêm họng.

5. Trà gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Hơn nữa, nó cũng có khả năng kháng khuẩn nên có thể giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó có viêm họng do nhiễm virus. Việc uống một ly trà gừng ấm vào mỗi sáng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau do viêm họng.

6. Trà bạc hà

Bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus và chống dị ứng. Loại cây này cũng có khả năng giảm đau bằng cách gây tê thần kinh tại chỗ. Do đó, uống trà bạc hà ấm mỗi ngày có thể giúp giảm viêm, đau họng.

7. Trà hoa cúc

Hoa cúc được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm da và niêm mạc, cũng như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau trên da, khoang miệng và đường hô hấp. Flavonoid, một chất kháng viêm tự nhiên và tinh dầu hoa cúc có thể thâm nhập bên dưới bề mặt niêm mạc họng và dưới lớp mô sâu hơn để làm giảm tình trạng viêm và đau.

8. Các loại nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh mau hồi phục. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống các loại nước quá chua như nước chanh nguyên chất, nước cam chua nguyên chất vì nồng độ axit cao có thể gây loét vùng họng đang bị tổn thương.

xem thêm  Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Những điều bạn cần biết

Ăn gì khi bị đau họng?

Khi cổ họng bị viêm, đau, người bệnh nên tránh các đồ ăn thức uống có thể kích thích niêm mạc họng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Theo đó, người bệnh nên chú ý.

  • Không ăn đồ ăn khô, cứng như các loại hạt, đồ sấy khô;
  • Không nên uống nước đá lạnh;
  • Không nên ăn đồ cay;
  • Không uống rượu và hút thuốc lá;
  • Không ăn thịt sống như sushi, gỏi cá;
  • Nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp. Đặc biệt súp gà rất tốt để bồi bổ cho cơ thể khi bị đau họng do cảm lạnh.

Làm gì khi đau họng kéo dài?

Nếu viêm họng kéo dài quá 2 tuần không cải thiện mặc dù đã áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh nên thăm khám khoa Tai Mũi Họng. Bằng các xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán tình trạng đau họng là do nguyên nhân nào, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Nếu viêm họng kéo dài do viêm VA hoặc amidan mạn tính, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nạo VA hoặc cắt amidan để giải quyết tình trạng đau họng.

Nếu viêm họng do các nguyên nhân không thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng, người bệnh sẽ được chuyển qua thăm khám tại các khoa khác để được đánh giá và điều trị chuyên sâu.

Làm sao để phòng ngừa đau họng?

Để phòng ngừa đau họng do các bệnh lý lành tính thường gặp như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, có thể áp dụng các cách sau:

  • Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh;
  • Tiêm phòng các loại vắc xin cúm, ho gà, HPV;
  • Hạn chế uống nước đá lạnh;
  • Không hò hét quá mức gây tổn thương dây thanh;
  • Không uống rượu và hút thuốc lá;
  • Tránh mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi xoang;
  • Nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà;
  • Hạn chế đến nơi đông người khi có dịch bệnh;
  • Rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn mỗi khi ra ngoài về nhà.

Tiêm phòng vắc xin cúm giúp phòng ngừa viêm họng gây đau họng

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Đau họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể là biểu hiệu của các bệnh lý lành tính như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ác tính như ung thư vòm họng, ung thư hạ họng… Vì điều này, nếu việc áp dụng các phương pháp tại nhà quá 1 tuần không cải thiện, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đau họng đúng cách.