7 Dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu dễ nhận biết

biểu hiện của u tuyến giáp

Nhìn hoặc sờ thấy khối u vùng cổ trước, đau vùng cổ trước, nổi hạch cổ, khàn giọng, thay đổi giọng nói, khó nuốt, khó thở,… có thể là các dấu hiệu ung thư tuyến giáp cần chẩn đoán và điều trị.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào nhu mô tuyến giáp. So với các loại ung thư gan, phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư vú…, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (chiếm khoảng 90% các loại ung thư tuyến giáp) được coi là phát triển chậm và ít di căn xa hơn. Tuy vậy, ung thư tuyến giáp cần điều trị càng sớm càng tốt. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn hơn so với giai đoạn sớm.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu

Theo TS.BS Trần Hải Bình – Phó Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp trong giai đoạn đầu có thể không có hoặc không thật sự rõ ràng. Thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện ung thư tuyến giáp khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám các bệnh lý khác và vô tình phát hiện ra.

Tuy nhiên, nếu có, biểu hiện của bệnh ung thư tuyến giáp có thể là các triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Một khối u ở vùng cổ trước, đôi khi phát triển nhanh chóng;
  • Nổi hạch cổ;
  • Đau ở phía trước cổ.

Trong giai đoạn xâm lấn, dấu hiệu của ung thư tuyến giáp có thể là:

  • Khàn giọng hoặc mất giọng;
  • Khó nuốt;
  • Khó thở;
  • Ho liên tục.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Đau phía trước cổ, nổi hạch cổ,… có thể là dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Người bệnh cần làm gì khi có triệu chứng ung thư tuyến giáp?

Bác sĩ Bình khuyến cáo, dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp đôi khi không rõ ràng ở giai đoạn sớm nhưng nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Đặc biệt là triệu chứng khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng, nổi hạch cổ vì thường là các triệu chứng u tuyến giáp ác tính.

Một số triệu chứng này cũng có thể do các tình trạng không phải ung thư hoặc các bệnh ung thư khác ở vùng cổ, chẳng hạn như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản… Vì vậy, chỉ có thăm khám tại bệnh viện mới có thể giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác và điều trị phù hợp.

Sau khi thăm khám, hỏi bệnh sử của bản nhân và gia đình, người bệnh có thể cần thực hiện các kiểm tra chuyên sâu để chẩn đoán ung thư tuyến giáp, bao gồm:

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm có thể xác định được vị trí, kích thước, số lượng khối u tuyến giáp, độ xâm lấn của khối u cũng như các hạch cổ có di căn hay không. Siêu âm có thể được sử dụng để hướng dẫn sinh thiết chọc hút tế bào khối u tuyến giáp bằng kim nhỏ để xét nghiệm tế bào học, xác định xem khối u đó lành tính hay ác tính.

Nội soi thanh quản

Đây là thủ thuật kiểm tra thanh quản bằng một ống soi. Nội soi thanh quản được thực hiện để xem các dây thanh quản có hoạt động bình thường hay không, có bị tổn thương u xâm lấn không…

xem thêm  9 Cách Làm Đẹp Từ Bơ Cho Bạn Da Đẹp Dáng Xinh

Chụp CT/MRI

Chụp CT hoặc MRI được thực hiện để đánh giá khối u, vị trí, kích thước, độ ngấm thuốc, độ xâm lấn, các hạch di căn, các cơ quan lân cận giúp bác sĩ xác định giai đoạn bệnh trước khi đưa ra quyết định điều trị.

Sinh thiết chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ

Là phương pháp sử dụng một kim nhỏ chọc vào khối u tuyến giáp (có thể không hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm). Kim được đưa qua da vào khối u tuyến giáp. Bác sĩ sẽ hút lấy một ít tế bào khối u và quét lên lam kính, sau đó sẽ phân tích chúng dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp về quy trình thực hiện, có gây đau không, về giá cả cũng như nên thực hiện ở đâu tốt?

Chẩn đoán phát hiện sớm ung thư tuyến giáp tại BVĐK Tâm Anh

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ được khám sức khỏe và hỏi tiền sử bệnh. Quy trình này bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra các dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như cục u hoặc sưng ở cổ, hạch bạch huyết…
  • Hỏi bệnh sử của bệnh nhân và các phương pháp điều trị đã được thực hiện.

Tiếp đó, người bệnh có thể được tư vấn và chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm siêu âm tuyến giáp, nội soi thanh quản, xét nghiệm máu tổng quát, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm…

Trường hợp kết quả là ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ được các bác sĩ ung bướu hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa, phù hợp với tình trạng sức khỏe, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn bệnh lý… để tối ưu hiệu quả điều trị và đem lại tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân.

Khách hàng siêu âm tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cách phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Bác sĩ Bình cho biết, đến nay nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp vẫn chưa được biết rõ nên không có biện pháp phòng ngừa chính thức được khuyến cáo. Tuy nhiên, trong số các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp, có loại có thể thay đổi được. Tức là có thể can thiệp để tránh hoặc hạn chế các yếu tố nguy cơ đó.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

Bức xạ

Tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh đối với ung thư tuyến giáp. Các nguồn bức xạ bao gồm một số phương pháp điều trị y tế và bụi phóng xạ do tai nạn nhà máy điện hoặc vũ khí hạt nhân.

Người đã từng được điều trị tia xạ vào vùng cổ trước đó là một yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp. Việc sử dụng liều lượng bức xạ càng lớn ở độ tuổi càng trẻ thì càng tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Trước những năm 1960, trẻ em nhiều nước trên thế giới thường được điều trị mụn trứng cá, nhiễm nấm da đầu (bệnh hắc lào), amidan hoặc u tuyến phì đại bằng bức xạ liều thấp. Nhiều năm sau, nhóm này được phát hiện có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn.

Xạ trị trong thời thơ ấu đối với một số bệnh ung thư như ung thư hạch bạch huyết, u Wilms và u nguyên bào thần kinh cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và chụp CT cũng khiến trẻ em bị tiếp xúc với bức xạ, nhưng với liều lượng thấp. Vì vậy không rõ những kỹ thuật đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp (hoặc các bệnh ung thư khác) đến mức nào.

xem thêm  Bé đói nhưng không chịu bú bình phải làm sao?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở trẻ em còn có thể do bụi phóng xạ từ vũ khí hạt nhân hoặc tai nạn nhà máy điện. Ví dụ, ung thư tuyến giáp phổ biến hơn nhiều lần so với bình thường ở trẻ em sống gần Chernobyl, nơi xảy ra vụ tai nạn nhà máy hạt nhân năm 1986 khiến hàng triệu người tiếp xúc với phóng xạ. Người lớn tham gia dọn dẹp sau tai nạn và những người sống gần nhà máy cũng có tỷ lệ ung thư tuyến giáp cao hơn.

Thừa cân hoặc béo phì

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp cao hơn những người cân nặng bình thường. Nguy cơ dường như tăng lên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng lên.

I-ốt trong chế độ ăn uống

Ung thư tuyến giáp thể nang phổ biến hơn ở các khu vực trên thế giới, nơi chế độ ăn của người dân thiếu iốt. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều i-ốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú. Như vậy, chỉ nên sử dụng bổ sung các thực phẩm tăng cường i-ốt ở vùng nào mà thực phẩm, nguồn nước có hàm lượng i-ốt thấp (như các vùng núi, vùng xa biển…)

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

Giới tính và tuổi tác

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới. Độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất ở phụ nữ là từ 40-50 tuổi và 60-70 tuổi ở nam giới.

Các yếu tố di truyền

Phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến giáp không xuất phát từ di truyền hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh này. Tuy vậy, có một số loại ung thư tuyến giáp như ung thư tuyến giáp thể tủy có liên quan đến tình trạng di truyền cũng như tiền sử gia đình. Khoảng 2 trong số 10 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy (MTCs) mang một gen bất thường (thừa hưởng từ gia đình). Những trường hợp này được gọi là ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy gia đình (FMTC). FMTC có thể xảy ra đơn lẻ hoặc nó có thể được nhìn thấy cùng với các khối u khác. Sự kết hợp giữa FMTC và các khối u của các tuyến nội tiết khác được gọi là đa u tuyến nội tiết loại 2 (MEN 2). Có 2 kiểu phụ, MEN 2a và MEN 2b, cả hai đều được gây ra bởi đột biến (khiếm khuyết) trong một gen được gọi là RET. Ngoài ra, có một số bệnh sau gây tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp:

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP)

Bệnh đa polyp tuyến gia đình do người bệnh có bất thường ở cấu trúc gen APC. Những người mắc hội chứng có nhiều polyp đại trực tràng và có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao. Ngoài ra, hội chứng FAP còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư tuyến giáp thể nhú.

  • Hội chứng Cowden

Những người mắc hội chứng này có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tuyến giáp và một số khối u lành tính hoặc ác tính. Hội chứng này thường do các khiếm khuyết trong gen PTEN gây ra. Bệnh Cowden làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến giáp và ung thư nội mạc tử cung.

  • Phức hợp Carney, loại I

Phức hợp Carney, loại I là do khiếm khuyết trong gen PRKAR1A ở vị trí 17q22-24 và có thể phát triển một số khối u lành tính và các khối u nội tiết. Khoảng 75% bệnh nhân có nhân giáp đa ổ, và có nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến giáp (khoảng 3% số bệnh nhân).

  • Ung thư biểu mô tuyến giáp không phải thể tủy mang tính gia đình không có hội chứng di truyền (FNMTC)
xem thêm  Tin tức

Được xem như nhóm bệnh riêng biệt: người ta quan sát thấy ung thư tuyến giáp thể nhú xảy ra thường xuyên hơn trong một số gia đình và thường được phát hiện ở độ tuổi sớm hơn. Bằng chứng sớm nhất của FNMTC là ở Nhật, có đến 23 bệnh nhân trong 11 gia đình bị ung thư tuyến giáp mà không tìm thấy có hội chứng di truyền nào đi kèm.

Bệnh sử gia đình

Có người thân cấp một (cha mẹ, anh, chị, em) mắc bệnh ung thư tuyến giáp, ngay cả khi không có hội chứng di truyền trong gia đình, cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Mặc dù cơ sở di truyền của những bệnh ung thư này không hoàn toàn rõ ràng.

khám triệu chứng ung thư tuyến giáp
Người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám khi có các triệu chứng bất thường vùng cổ

Theo bác sĩ Bình, mặc dù không thể dựa vào các dấu hiệu ung thư tuyến giáp kể trên để kết luận một người có thật sự mắc bệnh này hay không, bởi vì có nhiều loại bệnh lý khác có cùng biểu hiện. Tuy vậy, 7 triệu chứng kể trên nhắc nhở rằng chắc chắn bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, có thể nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Bạn cần tới bệnh viện thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

FAQs

Q: Triệu chứng ung thư tuyến giáp là gì?
A: Các triệu chứng ung thư tuyến giáp có thể bao gồm khối u ở vùng cổ trước, nổi hạch cổ, đau ở phía trước cổ, khàn giọng, khó nuốt, khó thở…

Q: Tại sao phải chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp?
A: Việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm càng tốt để tăng khả năng chữa trị và cải thiện tiên lượng.

Q: Có cách nào phòng ngừa ung thư tuyến giáp?
A: Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa chính thức, nhưng có thể hạn chế yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp bằng cách duy trì cân nặng, cung cấp đủ iốt trong chế độ ăn uống và tránh tiếp xúc với bức xạ.

Q: Làm thế nào để chẩn đoán ung thư tuyến giáp?
A: Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường dựa trên việc thăm khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp, nội soi thanh quản, chụp CT/MRI và sinh thiết chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ.

Q: Nếu có triệu chứng ung thư tuyến giáp, tôi nên làm gì?
A: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ ung thư tuyến giáp, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Conclusion

Ung thư tuyến giáp là một bệnh ác tính có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể dễ nhận biết như khối u ở vùng cổ trước, nổi hạch cổ và đau ở phía trước cổ. Việc thăm khám và chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp rất quan trọng để tăng khả năng chữa trị và cải thiện tiên lượng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ ung thư tuyến giáp, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.