Bị chó cắn sau 10 ngày thì tiêm phòng được không? Lưu tâm điều gì?

bị chó nhà cắn có cần chích ngừa không

Dại là “nỗi kinh hoàng” của nhiều thế hệ người dân trên toàn cầu. Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa rất hiệu quả, dại vẫn để lại nhiều nỗi ám ảnh khi hàng năm có khoảng 60.000 người phải chết trong đau đớn, tức tưởi và bất lực. Ở Việt Nam, bệnh dại gây ra gần 100 ca tử vong mỗi năm. Một nguyên nhân chính khiến bệnh dại vẫn gieo rắc cái chết mỗi năm là do người dân còn chủ quan chờ đợi theo dõi tình trạng con vật rồi mới quyết định tiêm ngừa. Vậy, bị chó cắn sau 10 ngày thì tiêm phòng được không? Liệu đã bị muộn? Và cần lưu tâm điều gì?

BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu chẳng may bị chó cắn, sự sống và cái chết của người bị cắn phụ thuộc vào tốc độ lây nhiễm và tấn công của virus dại lên thần kinh trung ương. Người bị cắn chỉ có rất ít thời gian ngăn chặn sự phát triển của bệnh dại, không nên chần chừ và chờ đợi, cần tiêm vắc xin phòng dại ngay lập tức. Dại là bệnh gây tử vong 99,99% nhưng 100% có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.”

Bị chó cắn có nên tiêm phòng ngay không?

RẤT CẦN THIẾT! Bị chó cắn cần nhanh chóng sơ cứu vết thương và tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt để cơ thể kịp thời sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus dại, ngăn chặn sự lây nhiễm và tấn công của virus. Theo nhiều chuyên gia và các đơn vị y tế hàng đầu trong và ngoài nước, sau khi bị chó cắn và có xuất hiện vết thương hở ngoài da, cần tiêm phòng vắc xin dại ngay lập tức, tốt nhất là ngay trong ngày đầu tiên bị cắn. Đặc biệt, đối với những vết thương do chó cắn nặng, sâu, chảy nhiều máu hoặc vết cắn trên các vị trí gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu các chi, bộ phận sinh dục, thì càng phải tiêm vắc xin phòng dại sớm nhất có thể ngay sau khi bị cắn.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn của chó, virus dại nhanh chóng nhân lên tại chỗ và di chuyển dọc theo các dây thần kinh với vận tốc rất nhanh, khoảng 12 – 24mm/ngày, sau đó tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây tử vong nhanh chóng.

xem thêm  Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu AC, BC: Nơi tiêm, thời gian và giá cả

bị chó cắn sau 10 ngày

Bị chó cắn sau 10 ngày chích ngừa được không?

ĐƯỢC! Bị chó cắn sau 10 ngày vẫn cần tiêm vắc xin phòng dại và cần tiêm càng sớm càng tốt.

Tình huống sau 10 ngày:

  1. Cả chó và người đều bình thường, không có biểu hiện dại.
  2. Chó có biểu hiện dại nhưng người bị cắn không có biểu hiện dại.
  3. Chó chết hoặc có biểu hiện dại và người bị cắn xuất hiện triệu chứng dại.

Xử trí: Cần chích ngừa ngay vắc xin phòng dại bất kể tình trạng con chó và diễn biến sức khỏe của người bị cắn. Lúc này, virus dại đã tấn công đến thần kinh trung ương, tỷ lệ tử vong lên đến 100%, không thể cứu sống.

Do đó, ngay sau khi bị cắn, cần tiêm vắc xin ngừa dại ngay lập tức, tuyệt đối không chần chừ, chờ đợi theo dõi tình trạng con vật sau 10 ngày.

Nhiều thông tin cho rằng, nếu con chó còn sống và khỏe mạnh 10 – 15 ngày sau khi cắn, có thể kết luận chó không mắc dại và không cần tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp sau 10 ngày con chó không có biểu hiện phát bệnh dại và người bị cắn hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có thể phát bệnh dại và tử vong sau nhiều năm ủ bệnh.

Điển hình, một người đàn ông tại Hà Tiên (Kiên Giang) đã lên cơn dại và tử vong sau 1 tháng bị chó nhà cắn vào tay nhưng không tiêm phòng vắc xin. Vào tháng 09/2023, một người đàn ông tại huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đã tử vong sau 2 tháng tiếp xúc với virus dại thông qua vết thương hở do cọc tre làm xước tay. Một trường hợp khác, một nam thanh niên tại tỉnh Bắc Kạn lên cơn co giật, hoảng loạn sau 1 năm bị chó lạ cắn với tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. Một trường hợp với tình huống tương tự xảy ra vào tháng 10/2023, một người phụ nữ đã lên cơn dại và tử vong sau tận 2 năm bị chó cắn. Và rất nhiều người đã tử vong vì bệnh dại do vết cắn của chó/mèo từ 4-5 năm trước, thậm chí nhiều nạn nhân còn không nhớ mình bị vật nuôi cắn từ lúc nào.

Có thể thấy, bệnh dại vô cùng nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh khó xác định, có thể rất nhanh chóng và cũng có thể kéo dài lên đến vài năm, khiến người bị cắn chủ quan, không đi tiêm ngừa vắc xin dại, dẫn đến tử vong sau khi phát bệnh.

xem thêm  Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng: Cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội Truyền nhiễm TP.HCM, không có giới hạn trễ cho việc tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm và cũng không có chống chỉ định cho việc điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm vì dại là bệnh lý truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong khi phát bệnh có thể lên đến 100%. Theo lý thuyết, khi bị một con chó dại cắn, thời gian ủ bệnh dại ở người có thể rất nhanh từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn là 1 – 2 tháng, nhưng trên thực tế thời gian ủ bệnh dại có thể rất lâu, thậm chí vài năm.

Do đó, bị chó cắn sau 10 ngày mặc dù không có biểu hiện dại nhưng rất có thể người bị cắn đang trong thời kỳ ủ bệnh, bệnh có thể toàn phát và gây tử vong sau vài tháng, thậm chí vài năm sau khi bị chó cắn.

Theo dõi con vật sau khi bị cắn rất quan trọng

Cần làm gì nếu con chó chết sau khi cắn người 10 ngày?

Nếu con chó chết sau khi cắn người 10 ngày, bất kể tình trạng và vị trí của vết thương, cần tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại đủ liều ngay lập tức, tuyệt đối không chần chừ, rất có thể người bị cắn đang ở trong giai đoạn ủ bệnh của dại, nguy cơ lên cơn dại và tử vong rất cao.

Bị chó cắn theo dõi sau bao nhiêu ngày là an toàn

Theo “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người” số 1622/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bị chó cắn theo dõi sau 10 ngày là an toàn. Cụ thể:

Tình trạng vết thương Tình trạng theo dõi chó Xử trí
Sau khi bị chó cắn với tình trạng vết thương nhẹ, chỉ là vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc. Tại thời điểm cắn người, chó có biểu hiện bình thường. Cần tiêm vắc xin phòng dại ngay. Sau 10 ngày theo dõi chó vẫn có tình trạng bình thường. Có thể dừng tiêm.
Sau khi bị chó cắn với tình trạng vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người. Tại thời điểm cắn người, chó có biểu hiện bình thường. Cần tiêm vắc xin phòng dại ngay. Sau 10 ngày theo dõi chó vẫn có tình trạng bình thường. Có thể dừng tiêm.
Sau 10 ngày theo dõi, con chó có tình trạng ốm, xuất hiện triệu chứng dại hoặc mất tích không thể theo dõi. Vẫn tiếp tục tiêm đến khi đủ liều theo chỉ định của các bác sĩ.
Sau khi bị chó cắn với tình trạng vết cắn/cào chảy máu ở vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu các chi, bộ phận sinh dục. Bất kể tình trạng con chó. Cần tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay.
xem thêm  Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì?

Bị chó cắn sau 10 ngày có thể là thời điểm đã muộn để tiêm vắc xin phòng dại vì virus dại có thể di chuyển dọc theo dây thần kinh với tốc độ 12 – 24mm/ngày. Đối với những vết thương ở vùng gần thần kinh trung ương và các vùng có nhiều dây thần kinh, thời gian di chuyển của virus lên đến thần kinh trung ương rất nhanh sau vài ngày. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể virus chưa xâm nhập lên não bộ. Do đó, quan trọng nhất là khi bị chó, mèo hoặc vật nuôi cắn, cào cần đến cơ sở tiêm chủng gần nhất tiêm vắc xin dại rồi mới theo dõi tình trạng của vật nuôi, không nên chần chừ, trì hoãn.

FAQs

Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng có hiệu quả không?

Tiêm phòng vắc xin dại sau 7 ngày bị chó cắn vẫn có hiệu quả và được khuyến nghị. Tuy nhiên, càng tiêm sớm càng tốt để hạn chế sự lây lan của virus dại.

Bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống có khả năng mắc bệnh dại không?

Có khả năng mắc bệnh dại sau 15 ngày bị chó cắn. Virus dại có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn và không có thời gian ủ bệnh cố định. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin dại sau phơi nhiễm là rất quan trọng, bất kể thời gian đã trôi qua.

Conclusion

Bị chó cắn sau 10 ngày vẫn cần tiêm vắc xin phòng dại và cần tiêm càng sớm càng tốt. Việc tiêm phòng ngừa dại ngay sau khi bị cắn là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của bệnh dại trong cơ thể và tránh nguy cơ tử vong. Quan trọng nhất là không chần chừ, chờ đợi theo dõi tình trạng con vật sau 10 ngày, mà hãy ưu tiên tiêm ngừa vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó cắn.

This article has been prepared with information from fim24h.