Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Thủy đậu phổ biến đặc biệt ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Việc hiểu rõ về cách lây bệnh và thời điểm kết thúc lây nhiễm là quan trọng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 90% người chưa mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với giọt nước bọt bắn ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc chất dịch từ nốt phỏng thủy đậu của người đang mắc bệnh. Virus Varicella Zoster – tác nhân gây thủy đậu có khả năng tồn tại và sống trong vẩy thủy đậu trước khi bong ra và tồn tại trong không khí.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Người mắc thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và xuất hiện các nốt ban đỏ trên vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân trong khoảng 2 – 3 ngày. Nếu thời gian sốt kéo dài hơn, trẻ nhỏ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ kèm thở khó khăn, co giật, người lớn sốt trên 39,5 độ thì cần tìm đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và tránh những biến chứng đáng tiếc sau này.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm trong thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi các nốt ban, mụn nước xuất hiện và thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, khi virus gây bệnh tồn tại trong các giọt nước bọt li ti rất nhỏ phát ra từ người nhiễm bệnh khi người này nói chuyện, ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách chạm vào vật dụng cá nhân, quần áo của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai hoặc sau khi sinh nở. Khi tiếp xúc với người bị bệnh zona, người bình thường cũng có thể mắc thủy đậu.
Thời điểm thủy đậu hết lây
Thủy đậu hết lây khi các nốt ban trên cơ thể đã khô, đóng vảy và không còn xuất hiện thêm mụn nước nào mới. Thời gian này thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên, nhưng có thể kéo dài hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Trước khi phát ban 1-2 ngày, bệnh đã có thể lây nhiễm. Trong giai đoạn phát bệnh và toàn phát, khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm, nhưng nếu người bệnh không hồi phục kịp thời, khả năng lây nhiễm vẫn tồn tại.
Tiêm vắc xin – “chìa khóa” phòng ngừa thủy đậu
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất. Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh hiệu quả và an toàn tại hơn 100 quốc gia. WHO khuyến nghị tiêm vắc xin thủy đậu cho tất cả trẻ em. Tiêm vắc xin sẽ giúp ngăn chặn bệnh nặng và giảm độ nghiêm trọng của bệnh. Tiêm vắc xin thủy đậu có lịch tiêm chủng cụ thể, tùy theo từng độ tuổi và loại vắc xin. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn và thực hiện tiêm vắc xin phù hợp.
Trong nước ta, Trung tâm Tiêm chủng VNVC cung cấp đủ các loại vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn. Để đăng ký tiêm phòng vắc xin thủy đậu hoặc nhận thêm thông tin về các loại vắc xin quan trọng khác, hãy gọi hotline 028.7102.6595 hoặc inbox trang fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.