Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn cua hay không?

bầu 3 tháng đầu ăn cua được không

Cua là một loại hải sản có thể chế biến thành rất nhiều món ngon với đa dạng các hương vị khác nhau. Về cơ bản, cua có thể mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì ăn cua có tốt không? Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay hải sản không?

Thành phần dinh dưỡng có trong cua

Cua là loại hải sản vô cùng bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Bởi mang một hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên cua được ví như một dưỡng chất tự nhiên rất giá trị, ngoài ra còn góp phần ngăn chặn một số loại bệnh phổ biến hiện nay.

Là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên từ lâu cua đã trở thành một món ăn ưa chuộng trong những bữa cơm gia đình. Trong cua có chứa những thành phần dưỡng chất dồi dào như canxi, natri, kali, photpho, sắt, protein… Tương ứng với mỗi 100g cua có thể chứa đến 17.5g protein, 453mg natri, 120mg canxi… Đây đều là những khoáng chất rất tốt cho xương, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Cua là loại hải sản chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua?

Mặc dù cua chế biến được nhiều món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn, nhưng liệu bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay không? Phụ nữ mang thai là một đối tượng vô cùng nhạy cảm, không phải loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng nào cũng thực sự thích hợp trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cùng điểm qua những lý do mẹ không nên bổ sung cua vào thực đơn trong 3 tháng đầu nhé!

xem thêm  Thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Độc tố trong cua biển

Ô nhiễm môi trường nước chính là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc cho các loài cua sống trong nước. Theo một số nghiên cứu cho thấy, thịt cua có chứa từ 0.21 – 0.33mg/kg thủy ngân.

Thủy ngân được biết đến là một chất độc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng vận động sau này của thai nhi. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến các giác quan và gây nên tình trạng khó thở ở mẹ bầu.

Không những vậy, hàm lượng cholesterol cao trong cua cũng có khả năng làm gia tăng thêm lượng cholesterol thừa trong cơ thể phụ nữ mang bầu. Cholesterol thừa là nguyên nhân chính gây ra các mảng bám trong mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở con người nói chung và phụ nữ có thai nói riêng.

Nguy cơ gây dị ứng của cua

Là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cua cũng là một thực phẩm dễ gây dị ứng. Điều này khiến mẹ bầu có thể gặp phải các tình trạng như nổi mề đay, sốc phản vệ… và nguy hiểm hơn là gây dị tật thai nhi hoặc dẫn tới sảy thai.

Lý do của hiện tượng này là bởi trong hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thường nhận định một số protein trong cua là “dị nguyên”. Cho nên, khi mẹ bầu ăn cua cơ thể sẽ có cơ chế chống lại kháng nguyên lạ và sản sinh ra kháng thể để kích hoạt các chất gây dị ứng như histamin và serotonin.

Như vậy, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn cua nhưng cần hạn chế nếu như đang mang thai trong khoảng 3 tháng đầu, bởi lúc này thai kỳ còn khá yếu nên phải đặc biệt cẩn trọng. Bên cạnh đó, nếu ăn cua, mẹ bầu phải chọn cua còn tươi sống và đem về nấu chín, chế biến kỹ để đảm bảo an toàn hơn.

xem thêm  Sản Phụ Dũng Cảm: Mang Thai Bệnh Tim Phức Tạp Nhưng Vẫn Giữ Thai "Mẹ Tròn, Con Vuông"

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?

Những thực phẩm nào mẹ bầu 3 tháng nên tránh?

Bên cạnh các loại cua thì có một số loại thực phẩm khác mà phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên cũng nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn nhất như sau:

Thịt sống hoặc thịt chế biến sẵn

Ăn thịt sống hay tái rất dễ gây ngộ độc thực phẩm do thịt chưa nấu chín kỹ thường chứa nhiều virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các chất có thể gây ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm đến sức khỏe bà bầu và thai nhi bởi các triệu chứng như chóng mặt, tiêu chảy, mất nước…

Một số loại thịt chế biến sẵn như giò chả đóng gói, xúc xích… thường chứa chất bảo quản sẽ làm ảnh hưởng đến gan, hệ thống thần kinh và gây ung thư nên mẹ bầu cũng cần tránh. Ngoài ra, thịt đông lạnh chứa nhiều vi khuẩn sẽ gây ngộ độc, do đó, bà bầu 3 tháng không nên ăn.

Xúc xích và một số loại thịt chế biến sẵn đều không tốt cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Hải sản

Cũng như cua thì đối với các loại hải sản khác, mẹ cần đặc biệt cẩn trọng trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Tránh ăn các loại hải sản trong 3 tháng đầu điều này sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Đặc biệt, không được ăn hải sản sống hay chưa chế biến kỹ vì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc chất độc do cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Việc nhiễm giun sán hay chất độc từ hải sản cũng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật ở trẻ sơ sinh.

Một số loại trái cây, rau quả

Mặc dù rau củ quả, trái cây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt thường được khuyến cáo nên ăn nhiều đối với các bà bầu nhưng vẫn có một số loại rau quả có thể gây hại mẹ bầu nên biết:

  • Quả dứa: Đây là loại quả có chứa một lượng lớn enzyme bromelain làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
  • Nhựa của đu đủ xanh: Có chứa chất papain làm thắt tử cung, làm chậm sự phát triển của bào thai và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Rau củ muối chua: Hàm lượng natri cao có trong loại rau củ này dễ làm tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp rất nguy hiểm.
  • Rau chùm ngây: Đây là loại rau có chứa chất alpha-sitosterol là hoạt chất giống với estrogen sẽ gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
xem thêm  Cách tạo kiểu trang điểm mắt mèo đẹp mắt

Dứa có chứa chất làm tăng nguy cơ sảy thai nên mẹ bầu cần hạn chế ăn loại trái cây này

Các loại đồ uống

Thức uống chứa nhiều caffeine hay cồn đều không tốt cho mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu và trong cả thai kỳ. Bởi caffeine có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt là nguồn dưỡng chất nuôi cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Thiếu sắt là nguyên nhân chính khiến thai nhi phát triển kém và dễ bị sinh non. Trong khi đó, thức uống chứa cồn có khả năng gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai, gây dị tật ở thai nhi.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa đưa ra lời khuyên hữu ích cho những ai đang băn khoăn về vấn đề bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay không? Mẹ bầu nên bồi bổ cơ thể nhưng cũng phải cực kỳ cẩn trọng đối với một số loại thực phẩm nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh cho con của mình.

Xem thêm:

Vũ Ánh