Giữ Chay và Ăn Chay

Giữ Chay và ăn chay: Khác nhau như thế nào?

Tháng 3 năm 2007, tôi đã viết một bài giải thích hai thuật từ trai tịnh và chay tịnh, một số người hỏi tôi về sự khác biệt giữa thuật từ “giữ chay” và “ăn chay”. Hai thuật từ này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, nhưng chúng ta ít để ý đến ý nghĩa khác biệt của chúng. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu sự đồng nghĩa hay khác nghĩa của hai thuật từ này.

Tìm hiểu việc ăn chay và giữ chay trong vài tôn giáo

Phật Giáo

Theo quan điểm bình dân, Phật tử ăn chay là vì muốn tránh quả báo luân hồi. Theo thuyết luân hồi, con người sau khi chết bị đày xuống địa ngục, sẽ bị đẩy làm ngã quỷ (ma đói), sau khi hối cải sẽ được làm súc sinh (loài vật), cuối cùng đầu thai trở lại làm người theo bánh xe luân hồi. Do đó, tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường, tức là không ăn thịt và những thức ăn có máu, vì có thể sẽ ăn thịt người thân của mình trong kiếp súc sinh. Những ngày 1, 14, 15 và 30 âm lịch được coi là ngày mở cửa âm phủ, các linh hồn được tự do, những ngày đó Phật tử thường ăn chay.

Thực ra, trong Phật Giáo có hai trường phái chủ trương ăn chay khác nhau. Phật giáo Nam Tông, vì muốn giữ truyền thống khất thực của Đức Phật, thời Phật giáo Nguyên thủy, cho nên phái này chủ trương ăn chay theo cách “tam tịnh nhục”, nghĩa là những loại thịt nào mà mình không thấy người ta giết, không nghe tiếng kêu la của loài thú bị giết, hay không có sự nghi ngờ nào người khác vì mình mà giết, những loại thịt đó thì tỳ kheo được thọ dụng, không phạm giới. Thế nhưng, Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa ở Trung Quốc) thì không chấp nhận cách ăn chay này, họ quan niệm rằng ăn chay là không được ăn thịt cá, chỉ ăn các loại rau đậu…

xem thêm  Tác dụng của việc bổ sung nano-curcumin đối với các yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch: Một đánh giá toàn diện và phân tích meta của các cuộc thử nghiệm lâm sàng được đánh giá theo tiêu chí GRADE

Dù là Nam Tông hay Bắc Tông, mục đích của việc ăn chay là nhằm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác. Khi đã có lòng từ bi, không nỡ giết loài cầm thú, thì người ấy khó có thể giết người. Đó là lý do tại sao đức Phật đưa ra giới cấm: “không được sát sinh”. Giới này cũng chính là nhân tố để hình thành quan điểm ăn chay trong đạo Phật.

Hồi Giáo

Người Hồi Giáo ăn chay vào tháng 9 (theo lịch Hồi Giáo, gọi là tháng Ramadan). Trong tháng này, trong khi còn ánh sáng mặt trời, họ không được ăn uống, chỉ sau khi mặt trời lặn mới được ăn. Trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng buổi tối vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có thai không cần thực hiện Ramadan.

Đối với Hồi Giáo, ăn chay là “nhịn ăn, nhịn uống trước rạng đông đến hoàng hôn và quyết tâm diệt trừ những ham muốn tầm thường, chế ngự được sự đói khát, đè nén được dục vọng là làm chủ được thể xác, không còn bị nó sai khiến. Khi kềm chế được dục vọng là tinh thần tự giải thoát, ý chí được tự do, tâm hồn thanh thản, đây là điều kiện cần cho việc tịnh tâm, cầu nguyện và giúp thăng tiến về mặt tâm linh… “Ăn chay” là chấp nhận quy phục Allah, mọi giai tầng trong xã hội đều phải tuân thủ như nhau: Vua, quan, sĩ, nông, công, thương, binh, đều phải nhịn ăn đúng giờ, xả chay đúng giờ quy định… Hành động này thể hiện sự bình đẳng của nhân loại trước Allah.”

Như vậy, mục đích việc ăn chay trong Hồi Giáo là để chế ngự những ham muốn tầm thường, làm chủ bản thân, và thăng tiến tinh thần.

Công Giáo

Đối với người Công Giáo, chay tịnh là một trong ba hành vi được khuyên làm nhiều nhất trong đạo (cùng với việc cầu nguyện và bố thí). Tín hữu giữ chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Việc chay tịnh bao gồm nhịn ăn (jejunium) và kiêng ăn (abstinentia) mà chúng ta quen gọi là “ăn chay” và “kiêng thịt”.

  • Việc nhịn ăn (ăn chay): Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no (chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v,…

  • Việc kiêng ăn (kiêng thịt): Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng… Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát.

xem thêm  Sản phẩm tự nhiên hữu ích: Cây cỏ xước và những công dụng sức khỏe

Qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì lúc không sử dụng lương thực Thiên Chúa ban, con người cảm nhận được tính cách bấp bênh của sức lực mình: chay tịnh để tự hạ trước Thiên Chúa.

Ngoài việc nhịn ăn và kiêng ăn nói trên, người thực hành việc chay tịnh còn phải tránh xa tội lỗi và dục vọng, như gương của Chúa Giêsu “giữ chay ròng rã bốn mươi đêm ngày” và thánh Luca nói rõ hơn “Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả”.

Ý nghĩa đầu tiên và cụ thể nhất của giữ chay là chế ngự: không ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Giữ chay không chỉ là một sự chế ngự có tính cách bên ngoài, nhưng còn phải xuất phát tự trong lòng. Nó phải được kèm theo một sự thay đổi lớn lao trong đời sống.

FAQ

1. Ưu điểm của việc giữ chay?

Việc giữ chay giúp chúng ta chế ngự ham muốn tầm thường và làm chủ bản thân. Nó cũng giúp tăng trưởng lòng từ bi và giảm bớt lòng sân hận. Đồng thời, việc giữ chay còn thể hiện sự thống hối và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

2. Làm sao để thực hiện giữ chay?

Để thực hiện giữ chay, bạn cần nhịn ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thịt máu nóng như heo, bò, gà và các loại thực phẩm khác như tim, gan, lòng. Tuy nhiên, bạn được phép dùng các nước thịt và các đồ ăn có chất thịt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cá và loài máu lạnh như ếch, rùa, sò, cua, tôm. Ngày giữ chay cũng có thể dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát.

xem thêm  Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại tỉnh Hà Giang

3. Liệu giữ chay có ý nghĩa tâm linh?

Đúng vậy, giữ chay có ý nghĩa tâm linh. Thông qua việc giữ chay, chúng ta có thể thể hiện lòng thống hối và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Ngoài ra, giữ chay còn giúp chúng ta chế ngự ham muốn tầm thường và làm chủ bản thân, từ đó tăng trưởng lòng từ bi và giảm bớt lòng sân hận.

Kết luận

Thuật từ “giữ chay” là một thuật từ riêng biệt của người Công Giáo, không được sử dụng trong các từ điển ngoại đời ngoại trừ từ điển Công Giáo. Mặc dù ăn chay có ý nghĩa rộng hơn, trong một số trường hợp, việc sử dụng thuật từ “giữ chay” thay cho “ăn chay” là thích hợp hơn. Ví dụ: “Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Đức Chúa” (Tl 20, 26).

Việc giữ chay và ăn chay có những ý nghĩa và phương pháp thực hiện riêng biệt trong từng tôn giáo, nhưng chung quy lại, cả hai đều nhằm chế ngự ham muốn tầm thường, làm chủ bản thân và thăng tiến tinh thần.

Ghi chú: Tham khảo từ các nguồn đã nêu